Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 64 - 74)

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một vấn đề khó khăn, phức tạp. Bởi vì, theo quan điểm chủ nghĩa

Mác-Lênin, pháp luật là sản phẩm và là sự phản ánh của điều kiện kinh tế - xã hội. Trong một xã hội tiền công nghiệp như Việt Nam hiện nay, vừa phải phát triển kinh tế, lại vừa phải xây dựng pháp luật để điều chỉnh và quản lý nền kinh tế đó thì việc pháp luật vừa thiếu vừa yếu, vừa không đồng bộ là điều không thể tránh khỏi. Thực tế cho thấy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải qua nhiều khúc quanh, đôi lúc, đôi nơi phải trả giá khá đắt về kinh tế - xã hội như:

Vấn đề giải tỏa đất đai, kéo theo đó là hàng loạt hậu quả như di dời các làng mạc, thôn bản mà người dân đã gắn bó lâu đời đi nơi khác, đền bù đất đai cũng như các thiệt hại vật chất cho bộ phân dân cư phải di dời - đây là một việc làm khó khăn, nếu giải quyết không hợp tình, hợp lý sẽ dễ dẫn đến khiếu kiện, làm mất an ninh, trật tự xã hội và niềm tin của dân vào Đảng và pháp luật nhà nước. Giải quyết công ăn việc làm cho bộ phận dân cư nông nghiệp sau khi tái định cư là một trong những nan giải. Thực tiễn hơn hai thập kỷ tiến hành đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho thấy, đa số nông dân sau khi tái định cư đều không có việc làm, vì nơi ở mới không đủ đất canh tác. Theo triết lý dân gian: “Nhàn cư vi bất thiện”, thì mọi tệ nạn xã hội cũng sinh ra từ đó. Vậy, phải giải quyết vấn đề này như thế nào?

Để tạo mặt bằng cho việc xây dựng các khu công nghiệp, tất yếu phải đập phá, di dời các công trình văn hóa lịch sử đã có trong quá khứ mà những công trình này thường gắn với đời sống tâm linh của nhân dân trong vùng, xây dựng cơ sở vật chất cho khu dân cư mới sao cho khoa học, hợp lý, phù hợp với nguyện vọng nhân dân.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nguyên nhân cơ bản của vấn đề ô nhiễm môi trường, môi sinh. Đây là một trong những hậu quả tiêu cực mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa gây nên cho loài người. Xét về phương diện lịch sử, công

nghiệp hóa là quá trình có tính hai mặt, bên cạnh cái lợi thu được cái hại cũng ảnh hưởng lâu dài. Thực tế thời gian qua, dư luận xã hội rất bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp. Tình trạng nước thải đổ thẳng ra môi trường không qua khâu xử lý diễn ra khá phổ biến ở nhiều nhà máy, xí nghiệp đã làm thiệt hại không nhỏ đến sản xuất và đời sống, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân. Sau nước thải là chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn công nghiệp và những hệ lụy khác của một nền sản xuất công nghiệp chưa được kiểm soát. Tình hình này đòi hỏi nhà nước cần phải can thiệp từ nhiều phía. Từ phía lập pháp, luật môi trường là một trong những luật mới mẻ, cần được xây dựng như thế nào đó cho phù hợp với hiện trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những điều khoản bồi thường thiệt hại của bên gây ô nhiễm cho người bị ảnh hưởng phải thật cụ thể chứ không chung chung, trừu tượng như hiện nay. Từ phía cơ quan hành pháp và tư pháp, cần có những biện pháp mạnh mẽ, dứt khoát không nể nang, né tránh để xử lý các vụ việc thật hợp tình hợp lý, bảo đảm quyền lợi cho nhân dân bị thiệt hại. Cần có sự đào tạo thật bài bản nguồn nhân lực cung cấp cho lực lượng cảnh sát môi trường. Cảnh sát môi trường không chỉ am hiểu về môi trường và luật pháp mà cần có những cách ứng xử thông minh, linh hoạt và văn hóa, giải quyết những vụ việc vi phạm môi trường một cách hợp tình, hợp lý.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là dẫn tới việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên - sinh thái, quần thể kiến trúc văn hóa đã từng tồn tại lâu đời trong lịch sử - giải quyết hậu quả của những vấn đề này về phương diện pháp lý như thế nào? Đây là những vấn đề vô cùng nan giải không thể giải quyết một sớm một chiều, đòi hỏi phải nghiên cứu, điều tra kỹ lưỡng để đưa ra những chế định pháp luật hợp lý, vừa đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp và người dân.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với một nhịp điệu sống nhanh, có kỷ luật nghiêm ngặt, đòi hỏi phải xóa bỏ thói quen, tâm lý tiểu nông lâu đời của người dân như tùy tiện trong sinh hoạt cuộc sống, nhỏ lẻ trong sản xuất, thiếu am hiểu

pháp luật nhà nước. Yêu cầu này đòi hỏi nhà nước cần có những chế định pháp lý quy định lại Hương ước nông thôn theo lối sống công nghiệp.

Một trong những trọng điểm của chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra đó là vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì, phần lớn dân cư Việt Nam là nông dân, sống

dựa chủ yếu vào nghề nông, gắn bó lâu đời với nông nghiệp, nông thôn. Ngay từ Đại hội lần thứ VIII, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định phải luôn luôn coi trọng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX (2002) chỉ rõ nội dung tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là: Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, hiện đại hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn theo hướng mọi hoạt động dựa trên cơ chế dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân nông thôn. Tại Đại hội X, Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định: "Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững" [20, 190]. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chính là từng bước phát triển nông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, làm cho người nông dân quen với lối sống, tác phong lao động và kỷ luật công nghiệp.

Ở Việt Nam hiện nay, đa phần các khu công nghiệp được xây dựng ở các vùng sâu, vùng xa, những vùng trước đây là nông thôn, khi giải tỏa, đại đa số đất

nông nghiệp được đền bù và thiết kế theo mô hình cụm dân cư thành phố. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn làm phát sinh vấn đề giao thông, nhà ở, dịch vụ xã hội và sinh hoạt văn hóa tinh thần trong không gian đô thị. Vậy trong quá trình chuyển đổi từ đời sống nông thôn sang đời sống đô thị, cần có những chế định pháp lý mang tính quá độ như thế nào?

Theo chủ trương của Đảng của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng trên 50% dân số sống trong môi trường đô thị, trong vùng quy hoạch công nghiệp. Vậy, đời sống đô thị, công nghiệp đó sẽ diễn ra như thế nào? Quản lý bộ phận dân cư chuyển đổi từ nông nghiệp, nông dân, nông thôn thành công nhân công nghiệp ra sao? Hàng loạt vấn đề đang phát sinh trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, cụ thể là:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ thu hút đa số dân cư về các khu đô thị, thành phố sinh sống, đó là xu thế không thể đảo ngược. Do sức ép tìm kiếm công ăn, việc làm dòng người tự phát từ nông thôn vùng sâu, vùng xa di chuyển lên đô thị sinh sống đang có xu hướng gia tăng. Sự di cư ngoài kế hoạch này làm phát sinh không ít vấn đề xã hội như quản lý con người, hộ tịch, hộ khẩu, đòi hỏi phải có một chế độ, thể thức đăng ký cư trú mới như thế nào cho hợp tình hợp lý vừa đảm bảo quyền tự do cư trú, vừa đảm bảo an ninh trật tự và tính hiệu quả của công tác quản lý con người.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã, đang và sẽ thu hút nhiều người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống ở Việt Nam và một bộ phận lớn Việt kiều về nước đầu tư, làm phát sinh nhiều vấn đề mới như nhập quốc tịch cho người nước ngoài và người Việt đã có quốc tịch nước ngoài nhưng muốn nhập quốc tịch làm công dân Việt Nam. Hiện tượng một công dân hai quốc tịch hiện nay trên thế giới đã có, nhưng ở Việt Nam vẫn là điều mới mẻ, nên giải quyết vấn đề này như thế nào để tiện lợi cho công dân Việt Nam ở nước ngoài khi về nước ?

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ tác động về phương diện kinh tế - xã hội như đã nêu trên, mà hơn thế, tác động lớn về phương diện chính trị, nhất là tác động đến các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, trong đó nhà nước chiếm vị

trí quan trọng. Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, bộ máy nhà nước hoạt động

theo hướng quản lý nông nghiệp, nông thôn, nông dân, khi chuyển sang xã hội công nghiệp, bộ máy nhà nước cần phải được điều chỉnh một bước lớn về mọi phương diện. Đặc biệt là cấu trúc bộ máy nhà nước cần được điều chỉnh lại như thế nào đó cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu của một nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Cụ thể là:

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ảnh hưởng không nhỏ đến Quốc hội. Trong nền sản xuất nông nghiệp, Quốc hội từ cơ cấu đến chức năng hoạt

động mang dấu ấn của một xã hội mà đa số nhân dân là nông dân. Lối sống nông nghiệp, nông thôn, nông dân ăn sâu vào tâm thức mỗi người dân, trong đó có đại biểu quốc hội. Quốc hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải thay đổi căn bản lối nghĩ, cách làm luật. Các đại biểu quốc hội cần am hiểu sâu sắc về đời sống công nghiệp hiện đại để lập pháp và điều chỉnh luật pháp thế nào đó cho thật phù hợp, sát thực với thực tế. Các đại biểu quốc hội trong một xã hội hiện đại phải biết sử dụng các phương tiện hiện đại, năng động tiếp cận và tiếp nhận những thông tin mới, nắm bắt tình hình kinh tế-chính trị-xã hội một cách đa chiều, nếu không sẽ không xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh. Các đại biểu quốc hội cần phải đi sâu, theo sát mọi vấn đề đời sống của cử tri để phản ánh kịp thời với Quốc hội nhằm không ngừng cải thiện đời sống cho cử tri.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến chính phủ. Các thành viên chính phủ sẽ phải làm việc với cường độ cao, tốc

độ nhanh, phải tiếp xúc với nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều đối tượng khác nhau. Do vậy, các thành viên Chính phủ trong xã hội công nghiệp hiện đại phải nâng cao trình độ theo hướng hiện đại, nhanh nhạy nắm bắt và xử lý thông tin.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ảnh hưởng đến công việc của tòa

án và Viện kiểm sát. Các vụ án xảy ra trong nền sản xuất và đời sống hiện đại sẽ

khác nhiều về bản chất và tình tiết so với các vụ án trong xã hội nông nghiệp cổ truyền. Do vậy, bộ máy tư pháp cần nâng cao trình độ nghiệp vụ không chỉ trong

quá trình xét xử các vụ án liên quan đến nền sản xuất hiện đại mà cả đến việc hiểu biết lối sống công nghiệp để chuẩn xác hóa việc điều tra, xét hỏi trong quá trình thụ lý và xét xử các vụ án liên quan đến sản xuất công nghiệp.

Các yếu tố khác thuộc kiến trúc thượng tầng như Đảng Cộng sản, Giáo hội Việt Nam, các viện nghiên cứu, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội và các hiệp

hội nghề nghiệp cũng chịu ảnh hưởng lớn của quá trình đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa. Trong xã hội nông nghiệp trước đây, đảng viên Đảng Cộng

Sản Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, nên còn chịu ảnh hưởng tâm lý tiểu nông của nếp nghĩ, cách làm theo phương thức làm ăn nhỏ, nông nghiệp cổ truyền. Khi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với sự ra đời của nhiều nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp thay cho mô hình hợp tác xã trước đây thì bản thân người đảng viên cũng cần có sự thay đổi lớn. Lối sống hiện đại và kỷ luật sản xuất công nghiệp thay cho sự tùy tiện trong sinh hoạt hàng ngày trước đây. Người đảng viên trong thời đại công nghiệp phải là một tấm gương mẫu mực về việc chấp hành luật pháp nhà nước nếu không họ sẽ chịu nhiều búa rừu dư luận xã hội, vì các kênh truyền thông của xã hội hiện đại.

Khi bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong cộng đồng tôn giáo phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi Giáo hội phải đủ năng lực giải quyết thấu tình đạt lý. Thực tế thời gian qua chứng minh, Giáo hội đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai và xung đột xã hội. Trong công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình Giáo hội cũng đóng một vai trò không nhỏ, nhiều giáo sĩ đã trở thành tấm gương sáng trong việc thi hành pháp luật. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ giáo sĩ có tư tưởng và việc làm đi ngược lại lợi ích chung của đất nước, để giải quyết những sự vụ này, nhà nước cần có những chế định pháp luật cụ thể, nhằm điều chỉnh các quan hệ mới.

Các Viện nghiên cứu khoa học ở Việt Nam trong cơ chế kinh tế cũ đều hoạt động trên cơ sở bao cấp do vậy việc nghiên cứu không mấy hiệu quả. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các viện nghiên cứu phải nghiên cứu các đề tài dựa trên các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Điều này có

nghĩa là, các doanh nghiệp có thể tự thành lập các viện nghiên cứu riêng của mình. Nhiều trường đại học gần đây cũng được thành lập và tiến hành giảng dạy, nghiên cứu như một trường đại học doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm khoa học và nguồn nhân lực cho cơ quan chủ quản, cho các doanh nghiệp trong ngành. Vậy luật giáo dục, luật khoa học công nghệ và những luật liên quan cần sửa đổi như thế nào đó để phù hợp với thực tiễn này?

Trong xu hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, v.v. sẽ chịu tác động không nhỏ từ phía thông tin đại chúng và dư luận xã hội. Mạng lưới thông tin toàn cầu (Internet) với những luồng dư luận xã hội sâu rộng sẽ hàng ngày hàng giờ cập nhật, đăng tải các thông tin về đời sống kinh tế - xã hội, về sự hình thành các dự án công nghiệp, về đời sống

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 64 - 74)