Nội dung hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 57)

- Vai trò của NSNN trong việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà

1.3.2. Nội dung hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước

1.3.2.1. Các nội dung hạn chế thâm hụt ngân sách bằng cách tăng thu NSNN

- Một là, tăng thu NSNN thông qua tăng thuế:

Với tư cách pháp lý cao nhất, nhà nước hoàn toàn có quyền tăng thuế hoặc ban hành thêm thuế mới để tăng nguồn thu, qua đó giảm thâm hụt ngân sách xuống một mức chấp nhận nào đó. Tuy nhiên, cần tính đến tác động nhiều chiều của giải pháp này.

Laffer, nhà kinh tế học Mỹ, thập niên 1970 đã đồ thị hoá hai tác động trái ngược nhau của việc tăng thuế thu nhập tuỳ theo mức thuế suất áp dụng. Khi còn ở trong vùng có thể chịu đựng được, vùng có mức thuế suất thấp từ 0% đến to%, tăng thuế suất thuế thu nhập sẽ làm tăng nguồn thu NSNN. Tuy nhiên, khi vượt quá giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, ngoài vùng thuế suất hợp lý, mức thuế suất từ to% đến 100%, thì tăng thuế suất sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách. Đồng thời, sưu cao thuế nặng sẽ thúc đẩy trốn, lậu thuế, tạo ra cơ hội bù đắp các chi phí về trốn thuế nếu trốn thoát. Thuế suất cao cũng kìm hãm hoặc không kích thích hoạt động kinh tế.

Trong vùng thuế suất hợp lý, từ 0% đến to%, việc tăng thuế suất các sắc thuế trực thu đánh vào công ty hoặc cá nhân đôi khi có tác dụng cổ vũ, khuyến khích, động viên các đối tượng nộp thuế, gồm cả cá nhân và doanh nghiệp, nỗ lực tìm kiếm thêm các hoạt động kinh tế, có khả năng sinh lời tăng thêm thu nhập cho mình sau khi đã trừ đi phần nộp thuế cho nhà nước đối với các hoạt động bổ sung đó. Trong trường hợp này, tăng thuế suất mang tính tích cực vì một mặt nó làm tăng số thu từ thuế cho NSNN tạo điều kiện tăng chi NSNN, mặt khác nó khuyến khích hoạt động kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Ngoài vùng thuế suất thấp, từ to% đến 100%, tăng thuế suất chỉ mang lại những hậu quả xấu vì sẽ kích thích việc trốn lậu thuế. Nếu không trốn thuế thì chủ nhân của các hoạt động kinh tế cũng phải cân nhắc so đo trước các quyết định có nên tiếp tục sản xuất kinh doanh nữa hay tạm ngừng, chuyển sang hoạt động khác. Trong trường hợp này, tăng thuế suất mang tính tiêu cực, kìm hãm

các hoạt động sản xuất kinh doanh và cuối cùng, đều dẫn đến giảm nguồn thu NSNN.

Khi thuế suất đã vượt ngưỡng giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, nếu thuế suất tăng, thay vì nỗ lực tìm kiếm các hoạt động kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ chuyển sang xoay sở, tìm kiếm các ưu đãi thuế, tập trung vào phát triển các hoạt động được ưu đãi thuế. Điều này dẫn đến việc khai thác, phân bổ và sử dụng sai lệch, không hợp lý, kém hiệu quả các nguồn lực của đất nước.

Hơn nữa, thay vì tập trung tiền dư thừa vào đầu tư, tổ chức mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ chuyển sang du lịch, ăn chơi hoặc các hoạt động phi kinh tế khác do tác động tiêu cực của tâm lý "làm càng nhiều, nộp thuế càng lắm". Rõ ràng, lúc này tăng thuế đã góp phần chuyển dịch các luồng tiền nhàn rỗi trong xã hội từ chỗ dành tích luỹ cho đầu tư phát triển sang chỗ sử dụng để tiêu dùng hoặc nhằm thoả mãn các nhu cầu phi sản xuất tức thời hoặc tích tụ bất động trong tiết kiệm.

Ngoài ra, thuế cao còn kích thích các đối tượng nộp thuế tìm cách trốn thuế, bởi chỉ khi thuế cao việc trốn lậu thuế mới "bõ".

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w