- Qui định cụ thể hơn quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp:
3.2.1. Nhóm các giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN thông qua cải thiê ̣n thu ngân sách
thu ngân sách nhà nước, bằng cách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
Thực tế cho thấy thu NSNN mới chỉ đáp ứng được nhu cầu chi tối thiểu ngày càng tăng; cơ cấu thu đã được cải thiện và có nhiều chuyển biến tích cực,
nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý. Gần 50% tổng thu NSNN của Việt Nam là từ xuất khẩu dầu thô và xuất nhập khẩu - những nguồn thu này thường không bền vững, phụ thuộc nhiều vào thị trường và giá cả thế giới. Tỷ trọng thuế trực thu tăng chậm do hiệu quả sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế còn thấp. Bên cạnh đó, công tác tổ chức quản lý thu NSNN tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng tình trạng thất thu còn rất phổ biến đặc biệt là ở khu vực kinh tế công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh và xuất nhập khẩu qua biên giới. Chính vì nguồn thu NSNN của Việt Nam hiện nay phụ thuộc phần lớn vào thu từ xuất khẩu dầu thô và từ xuất nhập khẩu, những nguồn lực luôn bị tác động bởi yếu tố bên ngoài nên có thể ảnh hưởng đến cân đối ngân sách, khi thị trường thế giới có biến động. Do vậy, hạn chế việc phụ thuộc quá lớn và các nguồn thu này, đồng thời cần cơ cấu nguồn thu đảm bảo được tính bền vững thì sẽ cải thiện được tình trạng thâm hụt ngân sách.
Cải thiện nguồn thu, hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn thu không bền vững như thu từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay là rất cần thiết. Khai thác hiệu quả các nguồn thu từ thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân – hiện chiếm 2% tổng ngân sách Việt Nam trong khi đó con số này ở các nước phát triển đều lớn hơn 20%.
Vấn đề là gánh nă ̣ng thu NSNN hiê ̣n đã ở mức cao. Do vâ ̣y, các giải pháp cải thiê ̣n nguồn thu cần phải hài hòa với yêu cầu phát triển đầu tư, mở rô ̣ng sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng cơ sở thu, thay vì tăng thuế suất. Các giải pháp trong bối cảnh đó tập trung vào:
Một là, Sửa đổi, hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế, chính sách
thu từ đất đai, tài nguyên và tài sản khác; Thực hiện thu đúng, thu đủ, thu hợp lý, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đảm bảo tăng tích lũy cho doanh nghiệp, duy trì sự ổn định về tỷ lệ thu trên GDP, nhưng vẫn tăng được số thu NSNN hàng năm trên cơ sở nguồn thu được mở rộng. Thuế và phí phải là công cụ của Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Phát huy cao độ các nguồn nội lực, thúc đẩy phát triển nhanh sức sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư, nhất là các dự án đầu tư áp dụng công nghệ cao, đầu tư vào vùng kinh
tế xã hội khó khăn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao bền vững; Thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân. Thuế và phí phải đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của NSNN. Không những đáp ứng nhu cầu chi tiêu dùng mà còn giành một phần cho tích luỹ. Tốc độ tăng trưởng thuế và phí bình quân hàng năm hơn 10%. Do đó, cần phải hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính sách thuế theo hướng: Giảm dần thuế suất, giảm chênh lệch giữa các mức thuế suất, giảm số lượng thuế suất, giảm dần các ưu đãi, miễn giảm thuế; Không ưu đãi thuế tràn lan, chỉ sử dụng các biện pháp ưu đãi miễn, giảm thuế có thời hạn định trước, đúng đối tượng, áp dụng phù hợp với bối cảnh kinh tế; Mở rộng phạm vi, đối tượng nộp thuế, đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất, công bằng về thuế đối với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, hướng dẫn tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, điều tiết thu nhập và tăng cường hạch toán, kế toán. Tỷ lệ động viên thuế, phí phải đảm bảo giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo nguồn thu cho tài chính Nhà nước, khuyến khích xuất khẩu, phù hợp tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Hai là, hoàn thiện các loại thuế gián thu, như: Thuế giá trị gia tăng, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế, đảm bảo yêu cầu bảo hộ hợp lý, có thời gian, có điều kiện đối với sản xuất - kinh doanh trong nước. Mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Hạn chế tối đa các đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất thấp, bảo đảm hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ thông thường trong nền kinh tế đều thuộc đối tượng chịu thuế suất phổ thông, trừ một số hàng hóa thiết yếu cần áp dụng chính sách ưu tiên. Tiến tới việc áp dụng thống nhất một mức thuế suất đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước chịu thuế giá trị gia tăng (không kể mức thuế suất 0% áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu). Có giải pháp chống gian lận trong kê khai hoàn thuế giá trị gia tăng. Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, thực hiện mở rộng đối tượng chịu thuế, điều chỉnh và áp dụng mức thuế
suất hợp lý; Xoá bỏ cơ chế miễn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thực hiện cơ chế không phân biệt đối xử về thuế giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các chính sách thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Tiếp tục hoàn thiện các sắc thuế trực thu phù hợp định hướng phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản; Quản lý điều tiết đối với bất động sản lớn (nhà, đất); Bỏ các ưu đãi về thuế mang tính chất xã hội … nâng dần tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu NSNN theo bước đi thích hợp. Thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn thiện theo hướng giảm nghĩa vụ thuế của các chủ kinh doanh, tăng tích luỹ vốn, khuyến khích mở rộng đầu tư, phát triển công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng tại các doanh nghiệp. Giải quyết hợp lý quan hệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế thu nhập cá nhân.
Tiếp tục hoàn thiện các loại thuế liên quan đến tài sản, đất đai, quyền sử dụng đất theo hướng áp dụng thống nhất cho các đối tượng nộp thuế, mở rộng đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế để phát huy hiệu quả các nguồn lực đất đai và tài sản cho đầu tư phát triển kinh tế.
Đổi mới, chấn chỉnh và hoàn thiện hệ thống phí, lệ phí. Xây dựng mức thu, chế độ và phương pháp thu phí, lệ phí hợp lý, thống nhất theo hướng đơn giản, hiệu quả gắn với yêu cầu cải cách hành chính, khuyến khích thực hiện xã hội hóa và phát triển các hoạt động sự nghiệp.
Ba là, rà soát, sửa đổi các sắc thuế hiện hành, bảo đảm kết cấu hợp lý
giữa các loại thuế. Thực hiện đơn giản hóa phương pháp tính thuế. Từng bước giảm mức thuế suất một cách hợp lý, thu gọn số lượng thuế suất của từng sắc thuế gắn với việc mở rộng từng bước phạm vi đối tượng nộp thuế hay đối tượng chịu thuế tuỳ theo từng sắc thuế.
Bốn là, nhằm bảo đảm nguồn thu của NSNN một các vững chắc từ nay đến
năm 2020 cần phải chú trọng nâng cao tỷ trọng thu nội địa phát sinh từ kết quả sản xuất kinh doanh lên trên 60% tổng thu NSNN, giảm dần tỷ trọng nguồn thu từ dầu thô và từ xuất, nhập khẩu.