Nhóm các giải pháp chi NSNN nhằm hạn chế thâm hụt NSNN

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 152 - 155)

- Qui định cụ thể hơn quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp:

3.2.2.Nhóm các giải pháp chi NSNN nhằm hạn chế thâm hụt NSNN

Tiếp tục rà soát các hạng mục chi NSNN phù hợp với chức năng của Nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm duy trì bộ máy nhà nước, giữ vững quốc phòng, an ninh, đồng thời ưu tiên cho mục tiêu tác động tích cực đến nền kinh tế, xã hội, phát huy vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước; chú trọng chi đầu tư phát triển và chi đầu tư cho con người, cải cách tiền lương;

Hợp lý hóa chi ngân sách nhà nước trên cơ sở phân định rõ nội dung và phạm vi ngân sách nhà nước cần bảo đảm cho các đối tượng chi của ngân sách, phát huy tính chủ động của các địa phương, đơn vị, gắn cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước với cải cách hành chính cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá để huy động cao độ nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ động phân phối, sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện đúng cam kết về nghĩa vụ trả nợ, tăng cường dự phòng, dự trữ tài chính và các yêu cầu về điều tiết vĩ mô của nhà nước.

Đối với chi thường xuyên

Giám sát tài chính chặt chẽ đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Thực hiện công khai hoá tài chính đối với tất cả các cấp, các đơn vị thụ hưởng NSNN. Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức trang cấp và sử dụng tài sản Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ được giao, công khai hóa các tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản Nhà nước.

Đối với chi đầu tư, thực hiện tái cơ cấu và tăng cường quản lý, giám sát

nhằm khắc phu ̣c cơ bản tình tra ̣ng đầu tư ồ a ̣t, dàn trải, lãng phí, theo hướng: Xây dựng, trình ban hành Luật đầu tư công theo hướng thống nhất quản lý các loại vốn đầu tư nhà nước, bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư của nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp; tăng cường kỷ luật, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong sử dụng vốn đầu tư nhà nước, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ nợ công, bảo đảm trong giới hạn an toàn và giữ vững an ninh tài chính quốc gia.

Tăng cường thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn; trong đó tập trung vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án, công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia; dành một phần thỏa đáng vốn ngân sách nhà nước để tham gia các dự án hợp tác công - tư, vốn đối ứng ODA và kinh phí giải phóng mặt bằng. Đảm bảo phân bổ và sử du ̣ng nguồn vốn vào các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế; đảm bảo vấn đề cân đối nguồn lực đầu tư của nhà nước.

Xây dựng và áp dụng quy trình hợp lý, chặt chẽ và có hiệu quả về xác định, thẩm định, lựa chọn, phân bổ vốn đầu tư và thực hiện dự án đầu tư nhà nước; chỉ lựa chọn những dự án đáp ứng tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội; tập trung bố trí đủ vốn đầu tư thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách.

Thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa thông tin về đầu tư; tăng cường thẩm quyền và năng lực của hệ thống giám sát đối với đầu tư công, khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công, hoạt động đầu tư công; nâng cao trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát trong đầu tư công.

Tuân thủ nghiêm ngă ̣t quy trình quản lý đầu tư, chỉ chấp thuận đầu tư và cấp phép xây dựng công trình đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có đủ các điều kiện theo quy định (địa điểm đầu tư và quy mô sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật có hiệu quả kinh tế xã hội; đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Có các chế tài đủ ma ̣nh đối với các trường hợp vi pha ̣m.

Xác định rõ thứ tự ưu tiên và áp dụng nguyên tắc ưu tiên khi bố trí NSNN cho đầu tư phát triển; Sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý đầu tư theo hướng NSNN chỉ tập trung ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở không có khả năng sinh lời trực tiếp và không có khả năng thu hồi vốn, nhưng có tầm quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, ưu tiên cho các công trình trọng điểm của Nhà nước (giao thông, thuỷ lợi, kết cấu hạ tầng quan trọng…). Chuyển dần các dự án đầu tư mang tính chất đầu tư kinh tế, đầu tư vào các khu vực có khả năng cạnh tranh cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thực hiện.

Đảm bảo chi đầu tư phát triển từ NSNN có hiệu quả, tránh lãng phí. Tình trạng đầu tư không hiệu quả, thất thoát và lãng phí trong các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN hiện tại rất nghiêm trọng. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho phát triển của Việt Nam chủ yếu là từ nguồn NSNN, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và một số lĩnh vực kinh tế quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng với nhu cầu phát triển nhanh và bền vững. Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, nguồn lực từ NSNN vẫn đóng vai trò quan trọng và quyết định. Do vậy, nếu sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển không hiệu quả có thể tác động xấu đến thâm hụt ngân sách trong thời gian tới.

Phải xuất phát từ việc hoàn thiện qui hoạch. Tiếp đó là phải tăng cường công tác thẩm định, phê duyệt, phải có cơ chế quản lý đầu tư công sao cho những dự án kém hiệu quả phải bị loại bỏ ngay từ đầu. Quá trình thực hiện phải đảm bảo dự án được tiến hành đúng tiến độ và không bị thất thoát, lãng phí. Quản lý và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiệu quả sẽ góp phần giảm chi, giảm áp lực về thâm hụt cho NSNN. Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Các dự án (không phân biệt nguồn vốn, cấp quản lý) không có trong quy hoạch hoặc không đáp ứng yêu cầu cơ bản của quy hoạch đã được duyệt sẽ không được bố trí vốn và không được tiến hành đầu tư xây dựng. Kiên quyết không được điều chỉnh quy hoạch theo dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng với công tác quy hoạch, công khai các dự án quy hoạch, tăng cường kiểm tra, thanh tra quy hoạch xây dựng và kế hoạch sử dụng đất đai ở một số địa phương.

3.2.3. Nhóm các giải pháp ha ̣n chế thâm hu ̣t NSNN trên cơ sở quản lý chă ̣t chẽ cân đối ngân sách nhà nước và hoa ̣t đô ̣ng vay nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 152 - 155)