TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006-2012

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 83)

- Xử lý thâm hụt NSNN bằng các biện pháp phi tiền tệ :

2.1.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006-2012

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006-2012 2012

Đặc trưng chính của môi trường kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2012 là hội nhập sâu rộng nền kinh tế Việt Nam, cải cách thể chế kinh tế tài chính theo hướng bình đẳng hơn, thông thoáng hơn, hướng tới các thông lệ chung; sự biến động lớn của các điều kiện kinh tế - tài chính và bất ổn vĩ mô do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự leo thang của giá thế giới cộng với các yếu kém nội tại của nền kinh tế; trong khu vực tài chính, hàng loạt các cải cách đã được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế, vấn đề hội nhập và định hướng phát triển kinh tế bền vững, cụ thể:

Thứ nhất, mở cửa, hội nhập kinh tế và cải cách thể chế kinh tế - tài chính:

Việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007 buộc nước ta phải tiếp tục cải cách thể chế trong mọi lĩnh vực, hoàn thiện các cơ chế, chính sách theo định hướng thị trường, xóa bỏ các cơ chế, mệnh lệnh hành chính, tạo sân chơi bình đẳng. Việc cải cách thể chế giai đoạn qua còn nhằm vào việc tạo điều kiện tích luỹ, đầu tư, tái sản xuất mở rộng, giảm các gánh nặng thuế, phí, lệ phí, các thủ tục gây phiền hà, tốn kém cho người dân và doanh nghiệp, tiếp tục tái cơ cấu khu vực DNNN... hướng tới thông lệ quốc tế, đảm bảo cho Việt nam tham gia hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế với các tổ chức quốc tế: ASEAN, EU, Hoa Kỳ, APEC, WTO…

Thứ hai, khủng hoảng tài chính thế giới và sự hạ nhiệt của kinh tế trong nước:

Hội nhập và những cải thiện đáng kể về môi trường thể chế đã tạo cơ hội lớn cho kinh tế Việt nam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Cộng với các chính sách thiên về hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đầu tư và tăng trưởng kinh tế đã bùng

phát trong năm 2007. Tuy nhiên, ngay sau đó, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế thế giới, cùng với các điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm ổn định vĩ mô trong nước, hướng tới tăng trưởng bền vững, tăng trưởng kinh tế đã giảm tốc. Tăng trưởng kinh tế từ 8,4% năm 2007, xuống 6,3% năm 2008; 5,3% năm 2009; 6,8% năm 2010 và 5,9% năm 2011; 5,03% năm 2012. Bình quân giai đoa ̣n 2007-2012 đạt 6,5%/năm. Tổng đầu tư xã hội giảm mạnh sau khủng hoảng từ 46,5% GDP năm 2007 xuống 41,5% năm 2008 và xuống 36,4% năm 2011 và 33,5% năm 2012. Tính chung cả giai đoa ̣n, tổng đầu tư xã hội đạt 41,5%/năm.

Biểu 2.1: Tổng đầu tư nền kinh tế (%GDP) và tăng trưởng GDP (%năm)

Biểu 2.2: Tốc độ tăng trưởng XNK (%/năm)

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2013

Thứ ba, bất ổn vĩ mô trong nước:

Không chỉ tăng trưởng kinh tế giảm sút, mà bất ổn vĩ mô đã gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2006-2012. Lạm phát hai chữ số tái xuất hiện năm 2007 và duy trì trong hầu hết các năm sau, trừ năm 2009. Giá tiêu dùng giao động rất lớn giữa các tháng trong năm, điển hình như năm 2007, 2008, 2011, có tháng chỉ số giá tiêu dùng tăng trên 3%, gần 4% so với tháng trước, có tháng CPI chỉ tăng nhẹ, thậm chí giảm tuyệt đối tới gần 1% so với tháng trước.

(Đơn vị tính: %)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

CPI cả năm 6,6 12,6 19,9 6,52 11,75 18,2 6,2

CPI tháng thấp nhất trong năm -0.5 -0.2 -0.8 -0.17 0.06 0.36 -0.29

CPI tháng cao nhất trong năm 2,1 2,9 3,9 1,38 1,98 3,32 2,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê online - 2013

Sự giảm giá liên tục của VND: Mặc dù nguồn vốn ngoại tệ vào lớn hơn so với thâm hụt tài khoản vãng lai, song cán cân tổng thể vẫn thâm hụt, do lạm phát trong nước lớn, USD được các chủ thể kinh tế găm giữ trôi nổi trong nền kinh tế, VND luôn trong tình trạng giảm giá (USD tăng giá), đặc biệt năm 2009, 2010 và 2011.

Tỷ giá trên thị trường tự do luôn trong xu hướng tăng và bỏ xa tỷ giá chính thức. Nhiều thời điểm, chênh lệch tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức lên tới trên 10% tỷ giá chính thức.

Thứ tư, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp:

Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát triển thiếu sự bền vững thiên về chiều rộng, chậm chuyển sang chiều sâu, các cân đối vĩ mô còn hạn hẹp, lợi ích mang lại từ tăng trưởng không cao, thể hiện:

Một là, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và các yếu tố tác động đầu vào (vốn, lao động) của nền kinh tế, còn tác động của các nhân tố tổng hợp như khoa học, công nghệ rất hạn chế. Các nhân tố tác động vào mô hình tăng trưởng chưa có tính đột biến, tích cực biểu hiện rõ nét là nguồn vốn sử dụng lãng phí, hiệu quả thấp, thất thoát nhiều, chất lượng lao động thấp còn nhiều hạn chế. Điều đáng quan tâm ở đây là khu vực doanh nghiệp nhà nước, các Tập đoàn kinh tế nhà nước, sở hữu một nguồn vốn của Nhà nước khá lớn, song năng suất hiệu quả hoạt động rất thấp.

Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm so với dự kiến. Trình độ công nghệ ở nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp, chi phí năng

lượng, nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm trong quy trình sản xuất còn cao, nhưng sản phẩm làm ra lại đơn điệu, chất lượng kém, giá thành cao. Chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa có tác dụng lan tỏa, thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Các thành phần kinh tế chưa được khuyến khích phát triển cùng mặt bằng về cơ chế, chính sách. Nguồn nhân lực có chất lượng, có tay nghề cao thiếu trầm trọng, đang là lực cản cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả của nền kinh tế.

Nhìn tổng thể giai đoạn vừa qua, cho thấy nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, song trong quá trình phát triển vẫn còn nhiều hạn chế mà nổi bật nhất là chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, bất ổn tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 83)