ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 178)

- Qui định cụ thể hơn quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp:

3.3.ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

3.3.1. Điều kiện về mặt chính trị

Hạn chế thâm hụt NSNN là một vấn đề luôn luôn gặp phải sự phản kháng từ nhiều phía. Bản thân các cơ quan nhà nước, đây cũng là một nhiệm vụ chính trị rất khó khăn vì liên quan tới kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách; liên quan tới việc tăng thu, tăng gánh nặng đóng góp; giảm chi, giảm việc cung cấp các dịch vụ công ích... Các nhóm lợi ích cũng luôn tồn tại, cản trở các cải cách có tác động tích cực tới thâm hụt NSNN. Do vậy, để có thể triển khai được các giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN một cách đúng đắn, toàn diện, cần phải có quyết tâm chính trị của toán bộ bộ máy nhà nước.

3.3.2. Luật pháp hóa các nội dung cải cách

Do là các vấn đề có động chạm đến lợi ích kinh tế của nhiều chủ thể, từ bộ máy nhà nước, các nhóm lợi ích, người sử dụng dịch vụ, người đóng thuế, nên nếu không chính thức hóa dưới dạng các văn bản pháp luật, thì các nội dung hạn chế thâm hụt NSNN sẽ khó có thể được thực hiện. Ngay cả luật pháp hóa các nội dung đổi mới nhằm hạn chế thâm hụt NSNN, thì các chế tài phạt vi phạm và các công cụ theo dõi, giám sát cũng cần được thiết kế một cách hiệu quả mới đảm bảo các điều kiện cần để các giải pháp này đem lại hiệu quả.

3.3.3. Rà soát, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan,ban, ngành ban, ngành

Rà soát, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành trong khu vực công, tạo nền tảng xác định đầu ra, các cơ sở trong quản lý ngân sách theo phương thức mới.

Các cơ quan, tổ chức thường căn cứ vào chức năng, mục đích tồn tại của tổ chức và các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn và trung hạn để xác định nhiệm vụ. Các văn bản pháp lý thành lập, các quy định về tổ chức, hoạt động của từng cơ quan xác định chức năng, mục đích, các hoạt động chính, trong khi các chiến lược, kế hoạch kinh tế xã hội trung - dài hạn xác định các ưu tiên ngành và các mục tiêu mà các ngành cần phải đạt được. Vấn đề là cần có sự rà soát toàn diện để tránh trường hợp chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng, không có cơ sở nền tảng cho lập, thực hiện, theo dõi, đánh giá NSNN; hoặc có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, gây khó khăn cho việc phân định đầu ra, ứng với vấn đề ngân sách cho từng cơ quan, ban ngành.

3.3.4. Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành

Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành trong việc xác định các chuẩn mực kỹ thuật, các định mức tiêu hao nguyên vật liệu và hệ thống thống tin giá cả cập nhật.

Để có thể thực hiện các biện pháp cải cách quản lý NSNN theo hướng phân cấp, phân quyền một cách hiệu quả, thì vấn đề cốt lõi không chỉ là xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mà tiếp theo là phải có các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá

được các hoạt động, đo lường kết quả hoạt động... làm cơ sở chi tiết cho lập, phân bổ ngân sách và theo dõi quá trình thực hiện. Vấn đề trước tiên trong bước tính toán chi phí là phải xác định những đầu vào cần thiết số lượng, chất lượng - để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được đầu ra đã định. Các đầu vào thường bao gồm: (1) nhân sự; (2) nguyên vật liệu; (3) chi phí gián tiếp (vật dụng, nhà xưởng...). Hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu là vấn đề then chốt. Tiếp đó là các tiêu chí đo lường số lượng, chất lượng đầu ra.

Đây là các vấn đề chuyên ngành, đòi hỏi phải có sự tham gia sâu rộng của các cơ quan ban ngành. Chỉ khi có được các thể chế giám sát chặt chẽ, hiệu quả, việc phân cấp, phân quyền mới thực sự hoạt động hiệu quả.

3.3.5. Xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong mỗi giai đoạnmột cách khả thi một cách khả thi

Các mục tiêu kinh tế xã hội trong mỗi giai đoạn, thời kỳ sẽ là cơ sở để xác định các nhiệm vụ của khu vực công. Nếu không xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh tế xã hội trung – dài hạn và hàng năm, thì không có cơ sở để xác định nhiệm vụ của khu vực công. Tuy nhiên, nếu các nhiệm vụ kinh tế xã hội được xây dựng không khả thi, không phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, thì cũng có nghĩa các cơ sở của hoạt động khu vực công không khách quan, sát thực. Như vậy, cũng khó có thể thực hiện việc quản lý NSNN có hiệu quả, hiệu lực. Các tình huống như chi quá khả năng sẽ có tác động tiêu cực tới kỷ luật, kỷ cương và sự bền vững NSNN, trong khi dưới tiềm năng sẽ tác động tiêu cực tới tình hình phát triển kinh tế xã hội, tới cơ sở thu và nguồn thu NSNN.

3.3.6. Phát triển các công cụ phân tích vĩ mô và hệ thống thông tin dữ liệu

Các mục tiêu kinh tế xã hội và dự báo khả năng nguồn lực là các đầu vào quan trọng cho các giải pháp đổi mới, hoàn thiện nội dung hạn chế thâm hụt NSNN. Để có thể có được các đầu vào này, cần có các phân tích khách quan, định lượng, trên cơ sở các mô hình kinh tế. Các mô hình kinh tế này được thiết kế phù hợp với đặc thù nền kinh tế và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Yêu cầu đối với việc dự báo khả năng nguồn lực trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn là phải tập hợp tất cả các nguồn lực có thể có, bao gồm các nguồn lực của trung

ương, của địa phương, các quỹ huy động trong nước và các nguồn hỗ trợ của các nhà tài trợ. Mục đích là nhằm phân bổ tối ưu tổng quỹ cho các mục tiêu đặt ra của các Bộ, ngành, lĩnh vực nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cũng như vậy, các mục tiêu kinh tế xã hội được dự tính cho toàn bộ nền kinh tế và cho mỗi địa phương, tùy thuộc vào môi trường cụ thể của mỗi địa phương, quốc gia và thế giới. Đây là những vấn đề phức tạp và việc phân tích, dự báo đòi hỏi phải có các công cụ, hệ thống thông tin cập nhật, chính xác và toàn diện.

3.3.7. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong các điều kiện quyết định để thực hiện các chuyển đổi thành công. Các vấn đề được đặt ra trên đây cho thấy việc chuyển đổi đỏi hỏi phải có một đội ngũ nguồn nhân lực thực sự là các chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó, các kiến thức về kinh tế vĩ mô, về quản lý cũng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thâm hụt NSNN và các hoạt động NSNN là các vấn đề vĩ mô có ảnh hưởng và chịu tác động sâu rộng từ nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác, trong khi đó môi trường kinh tế xã hội biến động thường xuyên, khó lường, cộng với các tác động của phân cấp, gắn với vấn đề chủ động, linh hoạt, đa dạng của mỗi chủ thể, mỗi cấp chính quyền khác nhau.

3.3.8. Hiện đại hóa công nghệ thông tin

Hiện đại hóa công nghệ thông tin là vấn đề cấp bách, vì công nghệ thông tin là yếu tố nền tảng nâng cao hiệu quả tác nghiệp, hiệu quả quản lý đối với mỗi lĩnh vực động thu, chi NSNN, các hoạt động tiền tệ, giá cả, thị trường cũng như vấn đề phối kết hợp giữa các lĩnh vực này. Trên phương diện điều tiết vĩ mô nói chung, hoạt động NSNN nói riêng, yêu cầu có được hệ thống thông tin bao quát, cập nhật là vấn đề sống còn. Sự phát triển của công nghệ thông tin và việc ứng dụng vào thực tiễn đã cho phép cập nhật trên phạm vi rộng và ngay lập tức các hoạt động ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực. Công nghệ thông tin cũng giúp thực hiện các phân tích, đánh giá hệ thống để có được các quyết định kịp thời. Công nghệ thông tin cũng giúp các hoạt động diễn ra với hiệu quả, hiệu lực cao hơn.

Tóm tắt chương 3

Để các giải pháp đưa ra có cơ sở đầy đủ hơn, xác đáng hơn, chương 3 đã tổng hợp các nhiệm vụ kinh tế xã hội; các chủ trương, chính sách đến năm 2020 có tác động qua lại với hoạt động thu - chi NSNN, hoạt động vay nợ chính phủ, vay nợ khu vực công, qua đó tác động tới vấn đề bội chi NSNN giai đoạn tới.

Trên cơ sở các vấn đề lý luận, thực tiễn, các nhiệm vụ kinh tế xã hội, các chủ trương, chính sách có tác động tới hoạt động NSNN thời gian tới, chương 3 đã tập trung vào việc đề xuất hệ thống 4 quan điểm, 4 nhóm giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN và nhóm các giải pháp kinh tế - tài chính, cùng hệ thống các kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan. Toàn bộ các quan điểm, giải pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn và nhu cầu thời gian tới, có tính tới thực tiễn mở cửa hội nhập kinh tế, hướng tới thông lệ chung và phù hợp với các đặc thù của Việt Nam. Phạm vi của các giải pháp không dừng ở vấn đề hạn chế thâm hụt NSNN trong ngắn hạn, mà hướng tới phát triển bền vững NSNN trong dài hạn. Đây cũng là một trong 4 quan điểm hạn chế thâm hụt NSNN luận án đề xuất.

Các nhóm giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN đề xuất ở chương 3 gồm: Nhóm các giải pháp tăng thu NSNN, nhóm các giải pháp hợp lý hóa, hạn chế tăng chi NSNN, nhóm giải pháp cân đối NSNN và tăng cường quản lý hiệu quả NSNN. Những giải pháp đề xuất trước hết khắc phục các hạn chế hiện tại, đồng thời hướng tới các thông lệ chung, trên cơ sở tăng cường kỷ luật kỷ cương tài chính – ngân sách, cải thiện hiệu qủa, hiệu lực quản lý NSNN. Đây là các giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN lâu dài, hướng tới phát triển NSNN bền vững.

Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất nhóm giải pháp về kinh tế - tài chính, trực tiếp hạn chế các nhu cầu chi NSNN quá khả năng của nền kinh tế và kiểm soát môi trường kinh tế tài chính lành mạnh, hạn chế các tác động tiêu cực lớn tới hoạt động thu - chi và cân đối NSNN, cụ thể là giải pháp chuyển hướng

phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao hiệu suất hiệu quả nền kinh tế; giải pháp về chính sách tiền tệ, thị trường, giá cả; giải pháp

thống nhất giám sát tài chính vĩ mô, đảm bảo an ninh kinh tế - tài chính vĩ mô.

Luận án cũng đề xuất 8 kiến nghị với các cơ quan hữu quan để có thể thực hiện được các hệ thống giải pháp đề xuất, hạn chế thâm hụt NSNN một cách hiệu quả giai đoạn tới.

KẾT LUẬN

Thâm hụt NSNN ở mức cao và kéo dài nhiều năm luôn là mối quan tâm của tất cả các nước. Bởi lẽ thâm hụt NSNN và nợ công luôn là hai vấn đề song hành. Mỗi một khi nợ công vượt giới hạn an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt việc sử dụng nợ công không có hiệu quả sẽ là nguy cơ lớn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Cuộc khủng hoảng nợ gần đây của các nước Châu Âu mà điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đã và đang làm lung lay thể chế kinh tế của các nước. Từ đó cho thấy, vấn đề thâm hụt NSNN ở mức cao và kéo dài nhiều năm nguy hại nhường nào cho phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Tìm mọi biện pháp nhằm hạn chế tình trạng thâm hụt NSNN ở mức cao và kéo dài nhiều năm đã và đang là mối quan tâm thường nhật của tất cả các Chính phủ ở các nước. Ở Việt Nam thâm hụt NSNN tuy chưa phải ở mức cao theo cách tính của thế giới, nhưng kéo dài triên miên hết năm tài khóa này đến năm tài khóa khác làm tăng sự lo ngại của các nhà kinh tế, các nhà quản lý và của cả Chính phủ. Để đạt mục tiêu giảm dần thâm hụt NSNN, câu hỏi đặt ra ở đây là phải làm gì để giảm dần thâm hụt NSNN khi quy mô NSNN còn nhỏ bé, khả năng khai thác, tăng nguồn thu cho NSNN rất hạn hẹp, trong khi nhu cầu chi NSNN ngày càng tăng. Với quan điểm coi thâm hụt NSNN là tính phổ biến nhưng phải đảm bảo mức thâm hụt NSNN mà nền kinh tế có thể chịu đựng được, luận án đã đi sâu nghiên cứu đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp nhằm hạn chế thâm hụt NSNN trong ngắn hạn và trong dài hạn. Trên cơ sở tổng hợp các vấn đề lý luận, kinh nghiệm các nước làm nền tảng tham chiếu, phân tích thực trạng Việt Nam, luận án đã đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp khá đồng bộ, từ các giải pháp khắc phục các hạn chế hiện tại, tới tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài khóa ngân sách, lành mạnh hóa ngân sách, tiến tới phát triển NSNN bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, NSNN và hạn chế thâm hụt NSNN là vấn đề rộng, phức tạp và có tác động qua lại với nhiều vấn đề trong nền kinh tế, nên các phân tích, đánh

giá chắc chắn có những hạn chế nhất định. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện bản luận án.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Văn Ái (2010), Đối mới NSNN sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ tài chính, Hà nội.

2. Vũ Đình Ánh (2009), Nghiên cứu tính bền vững của NSNN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Khoa học tài chính, Hà nội.

3. Vũ Đình Ánh (2010), Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020,

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Kinh tế tài chính, Hà nội.

4. Bộ Tài Chính (2006 đến 2012), Báo cáo NSNN hàng năm, tài liệu công khai NSNN của Bộ tài chính, Trang online Bộ Tài chính.

5. Bộ tài chính (2006), Đánh giá 2 năm thực hiện Luật NSNN 2002, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà nội.

6. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo sơ kết việc thí điểm khung chi tiêu trung hạn của Bộ tài chính, Hà nội.

7. Bộ tài Chính (2010), Cải cách nợ công tại Việt Nam, Báo cáo Hội thảo, Hà nội.

8. Bộ Tài chính (2012), số liệu công khai thu NSNN, chi NSNN, cân đối NSNN, trang online của Bộ Tài chính.

9. Bộ Tài chính (2012), Xu hướng cải cách thuế VAT và thuế TNDN của các nước và tác động, Tài liệu Hội thảo, Hà nội.

10. Lê Vinh Danh (1997), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nxb Chính trị quốc gia

11. Dự án tài chính công Việt – Pháp (2006), Tập tài liệu biên dịch về quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, Dự án tài chính công Việt - Pháp, Hà nội.

12. Dự án VIE/96/028 (2001), Hướng dẫn phát triển và thực hiện khuôn khổ chí tiêu trung hạn, Hà nội.

13. Dự án Việt – Pháp FSP về tăng cường năng lực đào tạo quản lý tài chính công và thống kê kinh tế (2005), Tài chính công, Nxb Chính trị quốc gia

14. F.S.Mishkin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội.

15. Ts. Nguyễn thị Hải (Hà 2008), Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra- Luận cứ và định hướng áp dụng ở Việt nam, Đề tài cấp Bộ, Bộ Tài chính, Hà nội.

16. Ts. Nguyễn thị Hải Hà (2006), Phân cấp ngân sách theo Luật 2002 - thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương, Đề tài Viện KHTC, Hà nội.

17. Ts. Nguyễn thị Hải Hà (2007), Vay nợ của chính quyền địa phương, Đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 178)