Thực trạng hạn chế thâm hụt NSNN giai đoạn 2006-2012

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 98 - 110)

- Xử lý thâm hụt NSNN bằng các biện pháp phi tiền tệ :

2.2.3. Thực trạng hạn chế thâm hụt NSNN giai đoạn 2006-2012

2.2.3.1. Thực trạng hạn chế thâm hụt NSNN thông qua tăng nguồn thu

NSNN

- Tăng thu NSNN thông qua cải cách, hoàn thiê ̣n hê ̣ thống thuế, phí:

Giai đoạn 2006 - 2012 chủ trương tăng thu nhằm giảm thâm hụt NSNN thông qua biện pháp cải cách hệ thống chính sách thuế và cải cách công tác quản lý thuế.

* Đối với hệ thống chính sách thuế

Tiếp tục công cuộc cải cách hệ thống thuế Việt Nam, với mục tiêu tổng quát là: xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN gắn với hiện đại công tác quản lý thuế nhằm bảo đảm chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trên tinh thần đó, công cuộc cải cách hệ thống chính sách thuế giai đoạn này đạt ra các mục tiêu cụ thể là:

Hệ thống chính sách thuế thực sự trở thành công cụ điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, động viên được nguồn lực, thúc đẩy được sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Chính sách thuế bảo đảm huy động đầy đủ nguồn thu vào NSNN, đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên của NSNN và dành một phần tích lũy phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảm bảo tỷ lệ động viên về thuế hàng năm từ 20-21%GDP.

Chính sách phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện một cách hợp lý, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia.

Áp dụng hệ thống chính sách thuế thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đẩy mạnh cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai, tách chính sách xã hội ra khỏi hệ thống chính sách thuế.

Nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, nội dung cải cách hệ thống thuế giai đoạn này gồm:

Ban hành các sắc thuế chống phá giá, chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài sản, thuế sử dụng đất. Việc ban hành các sắc thuế mới có tính đến đối tượng, mức độ và thời điểm áp dụng cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.

Sửa đổi bổ sung đồng bộ các sắc thuế hiện hành; tăng dần tỷ trọng các nguồn thu trong nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ trọng thu thuế trực thu trong tổng số thu về thuế.

Với các mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra, hệ thống thuế đã được hoàn thiện đáng kể, theo đó đã sửa đổi, bổ sung hàng loạt các luật thuế, gồm Luật thuế Giá

trị gia tăng; Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt; Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp; Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; Pháp lệnh thuế Tài nguyên; Pháp lệnh Phí và lệ phí; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế nhà, đất; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Đã ban hành mới Luật Quản lý thuế có hiệu lực áp dụng từ 01/07/2007 và Luật thuế Thu nhập cá nhân thực hiện từ 01/01/2009; Đã xoá bỏ trên 340 loại phí, lệ phí gây phiền hà, tốn kém cho người dân và doanh nghiệp; Xoá bỏ sự cách biệt về nghĩa vụ thuế giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; giữa cá nhân người Việt Nam với cá nhân người nước ngoài, cụ thể là: áp dụng thống nhất mức thuế suất phổ thông, biểu thuế suất ưu đãi, phương pháp tính và điều kiện được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; thống nhất khởi điểm chịu thuế, bậc tính thuế, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam và người nước ngoài.

* Đối với đổi mới cải cách công tác quản lý thuế

Đổi mới công tác quản lý thuế giai đoạn 2006- 2012 tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát cho được tất cả các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, hạn chế thất thu ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng thu đủ thu kịp thời các khoản thu vào NSNN.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý thu thuế nhằm nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và hiệu lực của bộ máy quản lý thuế. Luật quản lý thuế đã quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bổ sung quyền cưỡng chế thuế, điều tra các vụ vi phạm về thuế cho cơ quan thuế. Từ năm 2007 áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên phạm vi cả nước.

Thực hiện tuyên truyền, giáo dục về thuế bằng nhiều hình thức phong phú để nâng cao ý thức tự giác tuân thủ luật của đối tượng nộp thuế, khuyến khích,

phát triển mạnh các dịch vụ tư vấn, kế toán thuế, mở rộng diện nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Áp dụng công nghệ tin học hiện đại vào công tác quản lý thuế; xây dựng chương trình ứng dụng hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế tự khai, tự nộp; xây dựng chương trình ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân...

Mở rộng ủy nhiệm thu đối với một số loại thuế gắn với cơ quan, tổ chức chi trả nguồn thu nhập nhằm hạn chế thất thu.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức đội ngũ làm công tác quản lý thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.

Có thể nói cải cách mạnh mẽ hệ thống thuế bao gồm cải cách hệ thống chính sách và công tác quản lý thuế đã mang lại nhiều kết quả quan trọng. Đứng trên quan điểm hạn chế thâm hụt NSNN bằng cách tăng thu với biện pháp cải cách hệ thống thuế cho thấy đây là biện pháp quan trọng không chỉ bảo đảm tăng thu trước mắt mà còn có ý nghĩa bảo đảm tăng thu trong dài hạn, bởi lẽ việc cải cách hệ thống thuế một mặt chống thất thu, mặt khác bảo đảm khuyến khích các thành phần kinh tế gia tăng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất hiệu quả, nuôi dưỡng nguồn thu trong dài hạn.

Với những cải cách trên đây, nguồn thu NSNN hàng năm thường vượt xa so với dự toán. Nhờ vậy, trong điều hành, phần thu vượt dự toán được sử dụng để giảm thâm hụt NSNN và giảm nợ, nên mức thâm hụt NSNN năm 2011 đã giảm xuống mức 4,9% GDP (giảm 0,4%GDP so với dự toán Quốc hội quyết định), giảm dư nợ công trên 1%GDP. Tính đến 31/12/2012 dự kiến nợ công là 52%GDP, nợ Chính phủ 43,6%GDP và nợ quốc gia 41,5%GDP nằm trong giới hạn an toàn an ninh tài chính quốc gia, góp phần ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Quán triệt Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước với các hình thức như: cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê các doanh nghiệp nhà nước; sáp nhập, giải thể, phá sản các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh yếu kém, thua lỗ; tổ chức củng cố các Tổng công ty nhà nước, hình thành các tập đoàn kinh tế đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối nhằm tập trung nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế then chốt mà nhà nước cần chi phối.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá hơn 10 năm cổ phần hoá, để phát huy thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại của Nghị định 64/2002/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, đảm bảo gắn kết với thị trường, công khai minh bạch, xoá bỏ cơ chế định giá thông qua Hội đồng của các cơ quan quản lý nhà nước, mở rộng phạm vi, đối tượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, quy định tỷ lệ bắt buộc phải bán công khai ra công chúng, giá bán cổ phần được hình thành trên cơ sở thị trường quyết định (không bán theo mệnh giá), xác định giá trị doanh nghiệp và tổ chức bán cổ phần thông qua các định chế tài chính trung gian. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN cho phù hợp với tình hình mới (Quyết định số 155/2004/QĐ- TTg ngày 24/8/2004). Năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Nhờ vậy, tiến trình cổ phần hoá đã được đẩy nhanh hơn. Trong 02 năm 2005-2006, cả nước đã cổ phần hoá được 1.262 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp bằng 35% số lượng doanh nghiệp từ trước tới nay. Tính đến cuối năm 2008, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.556 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hoá 3.854 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp (chiếm 69,4% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp); giao 196 doanh nghiệp, bán 155 doanh nghiệp, khoán và cho thuê 30 doanh nghiệp (chiếm 6,8%); sáp nhập, hợp nhất 531 doanh nghiệp (chiếm 9,6%); các hình thức khác (giải thể, phá sản,

chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn) 790 doanh nghiệp (chiếm 14,2%).

Theo kế hoạch cổ phần hoá 71 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2007-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 thì đến nay đã có 08 Tổng công ty và 02 Ngân hàng thương mại đã hoàn thành cổ phần hoá. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có quy mô lớn cũng đã được tiến hành cổ phần hoá như: Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (vốn điều lệ 3.107 tỷ đồng), Công ty Phân đạm và hóa chất dầu khí (vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng), Công ty Tài chính dầu khí (vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng)...

Tuy nhiên, tình hình hoạt động của khối DNNN vẫn còn nhiều vấn đề. Thể hiện ở hiệu quả kinh tế khu vực nhà nước thấp, hấp thụ vốn nhiều, nhưng đóng góp vào GDP không tương xứng. Số liệu thống kê cho thấy, khu vực nhà nước hấp thụ bình quân trên 40% tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng đóng góp vào nền kinh tế xã hội chỉ được 35,7% GDP.

Tình trạng các DNNN hoạt động kém hiệu quả không chỉ hàm ý các nhu cầu chi đầu tư lớn từ khu vực nhà nước, từ NSNN để có được một đầu ra, mà vấn đề lạm phát, sự phát triển kinh tế không cao cũng cản trở nguồn thu, đồng thời gây áp lực lên chi NSNN trong dài hạn..

2.2.3.2. Thực tra ̣ng ha ̣n chế thâm hu ̣t NSNN thông qua hơ ̣p lý hóa chi NSNN và tăng cường quản lý chi NSNN

- Hạn chế thâm hụt NSNN thông qua rà soát, cắt giảm chi NSNN

So với biện pháp tăng thu, biện pháp giảm chi trong điều kiện của Việt Nam khó hơn. Bởi lẽ đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc tăng nhu cầu chi là hết sức cần thiết. Mặt khác, hầu như các khoản chi thường xuyên cũng đến ngưỡng tối thiểu khó có thể giảm trừ. Thêm vào đó, trong giai đoạn này thiên tai bão lụt xảy ra trên diện rộng, đời sống nhân dân ở các vùng xẩy ra thiên tai, bão lụt gặp nhiều khó khăn, nhu cầu chi khắc phục hậu quả rất lớn. Khủng hoảng kinh tế và các chính sách kích cầu cũng làm tăng đáng kể chi NSNN.

Từ năm 2006 đến năm 2010, vấn đề giảm chi chưa được đặt ra một cách chính thống. Chỉ đến năm 2010 khi mà nền kinh tế rơi vào lạm phát cao, thâm hụt NSNN vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra, hiệu quả chi tiêu công ngày càng giảm sút, Chính phủ mới đặt vấn đề giảm chi một cách quyết liệt.

Biện pháp mà Chính phủ giảm chi tiêu NSNN là:

Rà soát, đánh giá lại tình hình đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội, kiên quyết cắt giảm, đình chỉ khởi công các công trình mới. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2010 và 2011 đã ngừng thi công mới, cắt giảm, điều chỉnh vốn với 2.103 dự án với số tiền là 6.532 tỷ đồng, trong đó ngừng khởi công mới là 1.206 dự án với số tiền là 3.768 tỷ đồng, cắt giảm, chuyển vốn cho 897 dự án với số tiền là 2.764 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây là trong khi các bộ, ngành, các cơ quan trung ương thực hiện nghiêm túc chủ trương cắt giảm chi tiêu công, thì các địa phương vẫn còn chần chừ không thực hiện triệt để. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 638 dự án sử dụng vốn NSĐP không thuộc đối tượng khởi công trong năm 2011, song địa phương vẫn bố trí vốn với số tiền là 1.763 tỷ đồng. Nếu so với khối lượng chi tiêu công khổng lồ thì mức độ cắt giảm chi tiêu công mang lại kết quả không đáng kể.

Điều hành chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, góp phần kiềm chế lạm phát, nâng cao kết quả chi tiêu công.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, công tác điều hành chi NSNN năm 2011 ở các Bộ, ngành và địa phương đã thực hiện theo hướng thắt chặt, vừa bám sát dự toán, vừa thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách: Đã hướng dẫn thực hiện tạm dừng mua sắm ô tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; thực hiện tiết kiệm thêm 10% kinh phí thường xuyên; yêu cầu rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại để điều chuyển vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu Chính phủ năm 2011 trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011; không khởi công các công trình, dự án mới, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách và các dự án trọng điểm quốc gia...; tăng cường quản lý, hạn chế chuyển nguồn.

- Hạn chế thâm hụt NSNN thông qua đổi mới phân bổ NSNN và quản lý chi ngân sách

Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ NSNN, trong đó áp dụng cả hệ thống định mức phân bổ ngân sách đầu tư đã hạn chế về cơ bản cơ chế xin cho trong phân bổ NSNN, đồng thời tăng tính chủ động cho chính quyền địa phương trong bố chí, cân đối ngân sách địa phương.

Việc phân bổ, giao dự toán từ đơn vị dự toán đến đơn vị sử dụng ngân sách được đẩy lên sớm hơn; thủ tục hành chính trong phân bổ ngân sách được đơn giản hóa (bỏ phân bổ theo quí, bỏ phân bổ theo nhóm mục, giao quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán cấp I trong điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị sử dụng ngân sách, giữa các dự án đầu tư XDCB nhưng vẫn nằm trong tổng mức dự toán được giao...) giúp NSĐP kế hoa ̣ch được các hoa ̣t đô ̣ng chi tiêu trong pha ̣m vi nguồn lực đươ ̣c phân bổ.

Thực hiện phương thức rút dự toán tại KBNN: theo phương thức này, các

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 98 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w