- Qui định cụ thể hơn quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp:
3.3.8. Hiện đại hóa công nghệ thông tin
Hiện đại hóa công nghệ thông tin là vấn đề cấp bách, vì công nghệ thông tin là yếu tố nền tảng nâng cao hiệu quả tác nghiệp, hiệu quả quản lý đối với mỗi lĩnh vực động thu, chi NSNN, các hoạt động tiền tệ, giá cả, thị trường cũng như vấn đề phối kết hợp giữa các lĩnh vực này. Trên phương diện điều tiết vĩ mô nói chung, hoạt động NSNN nói riêng, yêu cầu có được hệ thống thông tin bao quát, cập nhật là vấn đề sống còn. Sự phát triển của công nghệ thông tin và việc ứng dụng vào thực tiễn đã cho phép cập nhật trên phạm vi rộng và ngay lập tức các hoạt động ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực. Công nghệ thông tin cũng giúp thực hiện các phân tích, đánh giá hệ thống để có được các quyết định kịp thời. Công nghệ thông tin cũng giúp các hoạt động diễn ra với hiệu quả, hiệu lực cao hơn.
Tóm tắt chương 3
Để các giải pháp đưa ra có cơ sở đầy đủ hơn, xác đáng hơn, chương 3 đã tổng hợp các nhiệm vụ kinh tế xã hội; các chủ trương, chính sách đến năm 2020 có tác động qua lại với hoạt động thu - chi NSNN, hoạt động vay nợ chính phủ, vay nợ khu vực công, qua đó tác động tới vấn đề bội chi NSNN giai đoạn tới.
Trên cơ sở các vấn đề lý luận, thực tiễn, các nhiệm vụ kinh tế xã hội, các chủ trương, chính sách có tác động tới hoạt động NSNN thời gian tới, chương 3 đã tập trung vào việc đề xuất hệ thống 4 quan điểm, 4 nhóm giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN và nhóm các giải pháp kinh tế - tài chính, cùng hệ thống các kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan. Toàn bộ các quan điểm, giải pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn và nhu cầu thời gian tới, có tính tới thực tiễn mở cửa hội nhập kinh tế, hướng tới thông lệ chung và phù hợp với các đặc thù của Việt Nam. Phạm vi của các giải pháp không dừng ở vấn đề hạn chế thâm hụt NSNN trong ngắn hạn, mà hướng tới phát triển bền vững NSNN trong dài hạn. Đây cũng là một trong 4 quan điểm hạn chế thâm hụt NSNN luận án đề xuất.
Các nhóm giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN đề xuất ở chương 3 gồm: Nhóm các giải pháp tăng thu NSNN, nhóm các giải pháp hợp lý hóa, hạn chế tăng chi NSNN, nhóm giải pháp cân đối NSNN và tăng cường quản lý hiệu quả NSNN. Những giải pháp đề xuất trước hết khắc phục các hạn chế hiện tại, đồng thời hướng tới các thông lệ chung, trên cơ sở tăng cường kỷ luật kỷ cương tài chính – ngân sách, cải thiện hiệu qủa, hiệu lực quản lý NSNN. Đây là các giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN lâu dài, hướng tới phát triển NSNN bền vững.
Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất nhóm giải pháp về kinh tế - tài chính, trực tiếp hạn chế các nhu cầu chi NSNN quá khả năng của nền kinh tế và kiểm soát môi trường kinh tế tài chính lành mạnh, hạn chế các tác động tiêu cực lớn tới hoạt động thu - chi và cân đối NSNN, cụ thể là giải pháp chuyển hướng
phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao hiệu suất hiệu quả nền kinh tế; giải pháp về chính sách tiền tệ, thị trường, giá cả; giải pháp
thống nhất giám sát tài chính vĩ mô, đảm bảo an ninh kinh tế - tài chính vĩ mô.
Luận án cũng đề xuất 8 kiến nghị với các cơ quan hữu quan để có thể thực hiện được các hệ thống giải pháp đề xuất, hạn chế thâm hụt NSNN một cách hiệu quả giai đoạn tới.
KẾT LUẬN
Thâm hụt NSNN ở mức cao và kéo dài nhiều năm luôn là mối quan tâm của tất cả các nước. Bởi lẽ thâm hụt NSNN và nợ công luôn là hai vấn đề song hành. Mỗi một khi nợ công vượt giới hạn an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt việc sử dụng nợ công không có hiệu quả sẽ là nguy cơ lớn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Cuộc khủng hoảng nợ gần đây của các nước Châu Âu mà điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đã và đang làm lung lay thể chế kinh tế của các nước. Từ đó cho thấy, vấn đề thâm hụt NSNN ở mức cao và kéo dài nhiều năm nguy hại nhường nào cho phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Tìm mọi biện pháp nhằm hạn chế tình trạng thâm hụt NSNN ở mức cao và kéo dài nhiều năm đã và đang là mối quan tâm thường nhật của tất cả các Chính phủ ở các nước. Ở Việt Nam thâm hụt NSNN tuy chưa phải ở mức cao theo cách tính của thế giới, nhưng kéo dài triên miên hết năm tài khóa này đến năm tài khóa khác làm tăng sự lo ngại của các nhà kinh tế, các nhà quản lý và của cả Chính phủ. Để đạt mục tiêu giảm dần thâm hụt NSNN, câu hỏi đặt ra ở đây là phải làm gì để giảm dần thâm hụt NSNN khi quy mô NSNN còn nhỏ bé, khả năng khai thác, tăng nguồn thu cho NSNN rất hạn hẹp, trong khi nhu cầu chi NSNN ngày càng tăng. Với quan điểm coi thâm hụt NSNN là tính phổ biến nhưng phải đảm bảo mức thâm hụt NSNN mà nền kinh tế có thể chịu đựng được, luận án đã đi sâu nghiên cứu đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp nhằm hạn chế thâm hụt NSNN trong ngắn hạn và trong dài hạn. Trên cơ sở tổng hợp các vấn đề lý luận, kinh nghiệm các nước làm nền tảng tham chiếu, phân tích thực trạng Việt Nam, luận án đã đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp khá đồng bộ, từ các giải pháp khắc phục các hạn chế hiện tại, tới tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài khóa ngân sách, lành mạnh hóa ngân sách, tiến tới phát triển NSNN bền vững.
Tuy nhiên, NSNN và hạn chế thâm hụt NSNN là vấn đề rộng, phức tạp và có tác động qua lại với nhiều vấn đề trong nền kinh tế, nên các phân tích, đánh
giá chắc chắn có những hạn chế nhất định. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện bản luận án.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Văn Ái (2010), Đối mới NSNN sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ tài chính, Hà nội.
2. Vũ Đình Ánh (2009), Nghiên cứu tính bền vững của NSNN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Khoa học tài chính, Hà nội.
3. Vũ Đình Ánh (2010), Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Kinh tế tài chính, Hà nội.
4. Bộ Tài Chính (2006 đến 2012), Báo cáo NSNN hàng năm, tài liệu công khai NSNN của Bộ tài chính, Trang online Bộ Tài chính.
5. Bộ tài chính (2006), Đánh giá 2 năm thực hiện Luật NSNN 2002, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà nội.
6. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo sơ kết việc thí điểm khung chi tiêu trung hạn của Bộ tài chính, Hà nội.
7. Bộ tài Chính (2010), Cải cách nợ công tại Việt Nam, Báo cáo Hội thảo, Hà nội.
8. Bộ Tài chính (2012), số liệu công khai thu NSNN, chi NSNN, cân đối NSNN, trang online của Bộ Tài chính.
9. Bộ Tài chính (2012), Xu hướng cải cách thuế VAT và thuế TNDN của các nước và tác động, Tài liệu Hội thảo, Hà nội.
10. Lê Vinh Danh (1997), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nxb Chính trị quốc gia
11. Dự án tài chính công Việt – Pháp (2006), Tập tài liệu biên dịch về quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, Dự án tài chính công Việt - Pháp, Hà nội.
12. Dự án VIE/96/028 (2001), Hướng dẫn phát triển và thực hiện khuôn khổ chí tiêu trung hạn, Hà nội.
13. Dự án Việt – Pháp FSP về tăng cường năng lực đào tạo quản lý tài chính công và thống kê kinh tế (2005), Tài chính công, Nxb Chính trị quốc gia
14. F.S.Mishkin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội.
15. Ts. Nguyễn thị Hải (Hà 2008), Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra- Luận cứ và định hướng áp dụng ở Việt nam, Đề tài cấp Bộ, Bộ Tài chính, Hà nội.
16. Ts. Nguyễn thị Hải Hà (2006), Phân cấp ngân sách theo Luật 2002 - thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương, Đề tài Viện KHTC, Hà nội.
17. Ts. Nguyễn thị Hải Hà (2007), Vay nợ của chính quyền địa phương, Đề tài Bộ Bộ Tài chính, Hà nội.
18. Trần Vũ Hải (2011), “Quản lý nợ công: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8,tr.37-40.
19. Hoàng Thị Minh Hảo (2001), Đổi mới phương pháp tính bội chi NSNN, Đề tài nghiên cứu cấp Viện, Viện Khoa học tài chính, Hà nội.
20. Vương Đình Huệ (9/3/2011), Nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, trang www.daibieunhandan.vn
21. Vương Đình Huệ, Lê Huy Trọng (2008), Đánh giá tính bền vững của NSNN trong kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính, Hà nội.
22. TS. Bạch Minh Huyền (2002), Cải cách tài chính công – Kinh nghiệm quốc tế và việc vận dụng vào Việt nam, Đề tài cấp Bộ, Bộ tài chính, Hà nội.
23. TS. Phạm Văn Khoan (2010), Giáo trình Quản lý tài chính công, Học viện tài chính, Hà nội.
24. Nguyễn Thị Lan (2006), Giải pháp tiến tới cân bằng NSNN, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà nội.
25. Ngân hàng Nhà nước (2006 đến 2011), Báo cáo thường niên, tài liệu công khai của NHNN, Trang online NHNN.
26. Ngân hàng thế giới (1998), Các hệ thống tài chính và sự phát triển, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội.
27. Ngân hàng thế giới (2006 đến 2012), Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt nam, văn phòng NHTG, Hà nội.
28. Nguyễn Quốc Nghi (2011), Luận bàn về vấn đề nợ công ở Việt nam, Tạp chí tài chính – Marketing, 6, p 37 – 41.
29. Bùi Đường Nghiêu (2008), Luận cứ xác định bội chi NSNN, Chuyên đề nghiên cứu cấp Viện, Viện Khoa học Tài chính, Hà nội.
30. Quách Đức Pháp (2009), Cải cách hệ thống thuế ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ tài chính, Hà nội.
31. Thư viện pháp luật, Luật NSNN 1996, trang online: http://thuvienphapluat.vn/archive/Luat-ngan-sach-Nha-nuoc-1996
32. Thư viện pháp luật, Luật NSNN 2002, trang online: http://thuvienphapluat.vn/archive/Luat-ngan-sach-Nha-nuoc-2002
33. Thư viện pháp luật, Nghị định 60/2003/NĐ-CP, trang online: http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-60-2003-ND-CP-quy-dinh- chi-tiet-huong-dan-thi-hanh-Luat-Ngan-sach-nha-nuoc-vb51008.aspx
34. Tổng cục Thống kê (2012), số liệu thống kê về tăng trưởng, đầu tư, XNK, chỉ số giá, trang online của Tổng cục Thống kê.
35. Viện Chiến lược phát triển, Bộ KHĐT (2012), Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
36. Viện Chiến lược phát triển, Bộ KHĐT (2012), Chiến lược phát triển KT-XH
giai đoạn 2001-2010, tài liệu online:
http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/ptktxh/thptktxh/
37. Viện Chiến lược phát triển, Bộ KHĐT (2012), Chiến lược phát triển KT-XH
giai đoạn 2011-2020, tài liệu online:
http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/ptktxh/thptktxh/
38. Viện Chiến lược tài chính (2012), Cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá tình hình thực hiện thí điểm khuôn khổ ngân sách trung hạn tại Việt Nam - Đề xuất, kiến nghị, chuyên đề nghiên cứu Dự án quốc gia về Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách nhà nước của các cơ quan dân cử Việt Nam của UNDP, Hà nội.
39. Viện Nghiên cứu tài chính (2001), Kế hoạch phát triển tài chính 5 năm 2001 – 2005, tài liệu lưu hành nội bộ Bộ Tài chính, Hà nội.
40. Viện Nghiên cứu tài chính (2007), Kế hoạch phát triển tài chính 5 năm 2006 – 2010, tài liệu lưu hành nội bộ Bộ Tài chính, Hà nội.
41. Viện Nghiên cứu tài chính, Bộ Tài chính (2004), Chiến lược phát triển tài chính - tiền tệ giai đoạn 2001 – 2010 , tài liệu lưu hành nội bộ, Hà nội.
42. Đoàn Ngọc Xuân (2001), Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính
43. Ts. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà nội.
44. Ts. Nguyễn Như Ý, ThS Trần Thị Bích Dung (2009), Kinh tế vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà nội.
45. Nguyễn Công Nghiệp, Võ Đình Hảo (1991), Thực trạng và xu hướng cải cách ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương ở các nước tư bản phát triển,Nxb Tài chính, Hà nội.
46. Wikipedia, Ngân sách nhà nước, vi.wikipedia.org/wiki/Ngân_sách_nhà_nước
47. Thư viện Kmax-F.Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, trên trang online: http://www.marxists.org/vietnamese/marx- engels/1880s/nguon_goc_cua_gia_dinh/index.htm
B. Tài liệu tiếng nước ngoài
48. Wikipedia, Budget data – EU,
http://en.wikipedia.org/wiki/Stability_and_Growth_Pact