- Xử lý thâm hụt NSNN bằng các biện pháp phi tiền tệ :
1.4.2. Bài học rút ra đối với Việt Nam
Một là, thâm hụt NSNN là vấn đề phổ biến, vấn đề quan trọng là không
để thâm hụt cao triền miên, dẫn đến nợ dồn tích lớn.
Thâm hụt ngân sách là vấn đề khó tránh khỏi. Thâm hụt NSNN ở mức độ vừa phải có tác động tích cực tới nền kinh tế vì thâm hụt NSNN có thể là do việc áp các khoản thu NSNN tương đối thấp, hạn chế các gánh nặng đóng góp đối với các chủ thể trong nền kinh tế, khuyến khích đầu tư, tiêu dùng; hoặc có thể do chi tiêu chính phủ tương đối lớn, đẩy tổng cầu nền kinh tế lên. Tuy nhiên, nếu thâm hụt NSNN ở mức cao và triền miên, làm dồn tích nợ khu vực nhà nước, khu vực chính phủ ở mức cao thì tác động tiêu cực đối với nền kinh tế là khó tránh khỏi. Các tác động lấn át đầu tư, lạm phát, tỷ giá… và không loại trừ các bất ổn vĩ mô nền kinh tế đều có thể là hệ quả của thâm hụt NSNN cao và kéo dài. Để hạn chế các tác động tiêu cực, cần phải hạn chế sự gia tăng liên tục, lên mức cao của thâm hụt NSNN, đồng thời quản lý dư nợ của khu vực chính phủ, khu vực nhà nước.
Hai là, không có một giới hạn cố định cho mức độ thâm hụt NSNN.
Thâm hụt NSNN là phổ biến và nếu thâm hụt vừa phải sẽ có tác động tích cực, thâm hụt cao, kéo dài sẽ có tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một cơ sở nào để xác định mức thâm hụt NSNN hợp lý. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, thâm hụt ngân sách và dư nợ khu vư ̣c
công ở các mức độ cao thấp khác nhau có thể có tác động tiêu cực hoặc tích cực tới nền kinh tế. Vấn đề là phải xác định được các điều kiện cụ thể của đất nước, trong từng giai đoạn để duy trì được thâm hụt ngân sách và dư nợ ở mức không gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế.
Ba là, hạn chế thâm hụt ngân sách là vấn đề thường xuyên, liên tục ở mọi
nước, mọi thời kỳ.
Thâm hụt NSNN luôn có xu hướng bùng phát do các nhu cầu chi là rất lớn, trong khi nguồn thu có hạn và thường chịu nhiều áp lực chính trị lớn. Vì vậy, hạn chế thâm hụt NSNN là vấn đề thường trực của hầu hết các quốc gia, các cấp chính quyền. Các biện pháp hạn chế NSNN được áp dụng rất đa dạng, thường gồm cả các biện pháp về thu, về chi, về cân đối NSNN và vấn đề quản lý NSNN.
Bốn là, giới hạn thâm hụt là biện pháp được áp dụng phổ biến và thường
đi kèm với giới hạn dư nợ. Giới hạn thâm hụt là vấn đề tất yếu do nguồn lực là có giới hạn và các nhóm lợi ích luôn tồn tại, cần phải có các mức trần, các ngưỡng để hạn chế sự gia tăng quá mức của khu vực công, lấn át khu vực tư nhân. Tuy vậy, các giới hạn thâm hụt chỉ giới hạn được mức thâm hụt trong một kỳ ngân sách. Vì vậy, bên cạnh giới hạn thâm hụt NSNN, hầu hết các nước cũng giới hạn mức dư nợ tại một thời điểm - là dồn tích của thâm hụt theo thời gian, đề phòng mức thâm hụt trong giới hạn, nhưng mức dư nợ dồn tích qua thời gian quá cao sẽ tác động tiêu cực tới hiệu quả, hiệu lực của chính sách tài khóa, tới nền kinh tế.
Năm là, các nội dung về cân đối NSNN không đảm bảo chắc chắn rằng
thâm hụt trong một kỳ ngân sách luôn nằm trong ngưỡng an toàn. Nền kinh tế biến động có tính chu kỳ và rất khó để tuân thủ tuyệt đối các giới hạn thâm hụt, giới hạn nợ khi kinh tế rơi vào suy thoái. Thực tế những năm gần đây cho thấy, rất nhiều nước đều không tuân thủ được các giới hạn thâm hụt, giới hạn nợ; thâm hụt và nợ khu vực chính phủ, khu vực nhà nước vẫn tăng mạnh, kể cả ở các nước phát triển, đe dọa ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế.
Sáu là, các nội dung quản lý NSNN đang ngày càng được coi trọng, vì các
nội dung này chủ yếu tác động tới kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, thông qua đó nâng cao hiệu quả thu - chi, tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, cải thiện thâm hụt trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Bảy là, tự chủ trong các quyết định NSNN phải đi liền với vấn đề minh
bạch và trách nhiệm giải trình.
Các cải cách quản lý NSNN gần đây hướng tới việc tạo lập một môi trường chủ động hơn cho các cấp ngân sách, đi kèm với các ràng buộc để tăng cường trách nhiệm giải trình. Nếu các ràng buộc này không được thiết kế đúng đắn, không bao quát hết các khả năng, thì việc trao quyền chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền địa phương sẽ tiềm ẩn các tác động khó lường ở các góc độ xói mòn thu, tăng chi, tăng thâm hụt, tăng vay nợ và rủi ro bất ổn kinh tế.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, luận án đã tập trung phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận về NSNN, bội chi NSNN, vấn đề hạn chế thâm hụt NSNN và kinh nghiệm hạn chế thâm hụt NSNN trên thế giới. Cụ thể:
- Tổng quan khái niệm NSNN, trong đó làm rõ NSNN được xem là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó phản ánh quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
- Khái quát đặc điểm, chức năng, vai trò của NSNN trong nền kinh tế. - Tổng hợp các khái niệm về bội chi NSNN, nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn tới bội chi NSNN, phân loại bội chi NSNN, cách tính bội chi NSNN và hệ quả của bội chi NSNN kéo dài, ở mức cao.
- Đặc biệt chương 1 đã đi sâu vào bản chất, nội hàm của hạn chế thâm hụt NSNN. Xuất phát từ khái niệm, bản chất của hạn chế thâm hụt NSNN là việc giới hạn, duy trì, đảm bảo thâm hụt ngân sách không tăng mạnh, quá một giới hạn nhất định, luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá các nội dung hạn chế thâm hụt NSNN, chi tiết các nội dung về tăng thu NSNN, hạn chế chi NSNN, các nội dung cân đối NSNN và quản lý NSNN.
Đồng thời với các vấn đề lý luận, luận án đã tổng hợp kinh nghiệm thực tế trong vấn đề hạn chế thâm hụt NSNN trên thế giới, chi tiết theo các nội dung hạn chế thâm hụt NSNN, qua đó, rút ra các bài học đối với công tác hạn chế thâm hụt NSNN ở Việt Nam.
Đây là các vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm quốc tế, làm cơ sở tham chiếu, so sánh trong phân tích, đánh giá thực trạng và kiến nghị giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN ở nước ta trong các chương 2 và 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG HẠN CHẾ THÂM HỤT