Các mục tiêu chính sách tài chín h ngân sách giai đoạn 2006-2012

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 86)

- Xử lý thâm hụt NSNN bằng các biện pháp phi tiền tệ :

2.2.1. Các mục tiêu chính sách tài chín h ngân sách giai đoạn 2006-2012

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2001- 2010 đối với lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân sách nêu rõ:

Tích cực đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính và tiền tệ quốc gia, động viên hợp lý và phân phối có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện nguyên tắc công bằng, hiệu quả trong chính sách phân phối và phân phối lại nguồn thu nhập trong xã hội tạo môi trường tài chính lành mạnh thông thoáng nhằm giải phóng và phát triển các nguồn lực tài chính và tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư, bồi dưỡng và mở rộng nguồn thu ngân sách, thu hút các nguồn vốn bên ngoài, đa dạng hóa các công cụ và hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư nhằm động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội. Kết hợp chặt chẽ kế hoạch hóa với các chính sách kinh tế tài chính để định hướng và khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp tiết kiệm đầu tư kinh doanh.

Bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh thị trường tài chính - tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế.

Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế. Bổ sung hoàn thiện, đơn giản hóa các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận tiện cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển. Hiện đại hóa công tác thu thuế và tăng cường quản lý của nhà nước.

Tiếp tục cơ cấu lại NSNN, tăng dần tỷ lệ tích lũy cho đầu tư phát triển, phân định rõ hoạt động sự nghiệp và quản lý hành chính công để có chính sách tài chính thích hợp, thực hiện cải cách tiền lương đi liền với tinh giảm bộ máy và cải cách thủ tục hành chính, giảm mạnh và tiến tới xóa bỏ những khoản chi mang tính bao cấp trong NSNN. Sử dụng NSNN phải chủ động và có hiệu quả, tăng cường kiểm soát các khoản chi, kiên quyết chống lãng phí, thất thoát. Nâng cao hiệu quả đầu tư bằng vốn NSNN từ việc xác định chủ trương, lập và duyệt dự án đến thực hiện dự án. Bảo đảm nguồn tài chính cho những nhiệm vụ ưu tiên chiến lược. Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển đối với các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời quan tâm đầu tư nhiều hơn cho các vùng khó khăn. Tiếp tục đổi mới chính sách tài trợ giải quyết việc làm, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, giúp đỡ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy xã hội hóa khu vực sự nghiệp, đồng thời bảo đảm cho người nghèo được hưởng phúc lợi xã hội. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương và của các ngành trong việc quản lý tài chính, ngân sách đã được phân cấp.

Thực hiện chế độ tự chủ và chịu trách nhiệm về tài chính của doanh nghiệp, tách biệt tài chính nhà nước và tài chính doanh nghiệp và tài chính công. Nhà nước giám sát và điều tiết tài chính doanh nghiệp thông qua chế độ kế toán, kiểm toán và hệ thống thuế, bảo hộ các nguồn thu nhập chính đáng, hợp pháp,

khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế cần kiệm đầu tư kinh doanh, làm giàu chính đáng.

Cân đối ngân sách một cách tích cực, tăng dần dự trữ, giữ thâm hụt ở mức hợp lý, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Quản lý chặt chẽ việc vay nợ và trả nợ nước ngoài, giữ mức nợ quốc gia trong giới hạn an toàn, thực hiện nghiêm ngặt hiệu quả sử dụng vốn vay, quy định rõ và thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ vốn vay….

Chương trình cải cách tổng thể nền hành chính quốc gia, trong đó cải cách tài chính công, với trọng tâm là cải cách quản lý NSNN, là một trong những nội dung trụ cột, cũng xác định:

Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.

Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền quyết định của các bộ, sở, ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.

Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách.

Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, xoá bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đối với

các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả chỉ tiêu tài chính được công bố công khai.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w