CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀ
B.1.3. Phân chia thành viên theo thứ bậc 1.1.3.3.Nguyên tắc phạm trù hĩa
1.1.3.3.Nguyên tắc phạm trù hĩa
Từ những phát hiện qua thực nghiệm, Rosch [103, tr.92] đề xuất hai nguyên tắc cơ bản chi phối quá trình phạm trù hĩa trong suy nghĩ con người:
(a) Nguyên tắc tiết kiệm nhận thức:
Nhiệm vụ của các hệ thống phạm trù là cung cấp nhiều thơng tin nhất nhưng địi hỏi nỗ lực nhận thức ít nhất.
(b) Nguyên tắc về cấu trúc của thế giới tri giác được:
Thế giới được cảm nhận như là thơng tin được tổ chức hơn là như những thuộc tính võ đốn hay khơng thểđốn trước.
Nguyên tắc thứ nhất hàm ý mức độ bao hàm trong tổ chức phạm trù, nguyên tắc thứ hai liên quan tính đại diện hay cấu trúc nguyên mẫu của phạm trù. Hai nguyên tắc này dẫn đến hệ thống phạm trù hĩa theo 2 chiều: chiều ngang và chiều dọc.
Chiều dọc thể hiện mức độ bao hàm của phạm trù. Theo Rosch và đồng nghiệp [102], cĩ thể phân biệt các phạm trù tùy vào mức độ bao hàm, tức là khả năng gộp các thành viên vào một phạm trù. Mức độ bao hàm đi từ cấp trên cấp cơ bản cấp dưới. Ví dụ như trong B.1.3, phạm trù ĐỒ ĐẠC bao hàm hơn phạm trù GHẾ bởi vì cĩ thêm các thực thể BÀN và ĐÈN, phạm trù GHẾ bao hàm hơn GHẾ NHÀ BẾP bởi vì cịn nhiều tiểu phạm trù GHẾ khác ngồi GHẾ NHÀ BẾP… Rosch cho rằng mức độ bao hàm tối ưu để con người vẫn “tiết kiệm nhận thức” là ở cấp cơ bản, nơi diễn ra phần lớn việc so sánh với nguyên mẫu.
“Nguyên mẫu” là một thể hiện tương đối trừu tượng cĩ nhiều thuộc tính chung với tất cả hay phần lớn thành viên của phạm trù, và khơng cĩ hay ít cĩ thuộc tính chung với các thành viên của những phạm trù lân cận. So với các thành viên khác trong phạm trù, nguyên mẫu phù hợp nhất với phạm trù và khác nhiều nhất với các phạm trù khác, do đĩ nguyên mẫu hoạt động như một thành viên mẫu hay như một điểm qui chiếu nhận thức cho cả phạm trù [103].
1.1.3.4.Những vấn đề tồn tại và sai lầm
Cơng lao của Rosch và đồng nghiệp là phát hiện một hướng nghiên cứu mới xác minh được lý thuyết phạm trù hĩa diễn ra trong trí tuệ con người trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, những phát hiện của Rosch và đồng nghiệp thường khơng được xem là một lý thuyết nhận thức về phạm trù hĩa.
“Lý thuyết nguyên mẫu của Rosch thực ra là một lý thuyết mơ tả thuần túy về
cách phạm trù hĩa của con người. Nĩ khơng đề cập trực tiếp điều gì về ý niệm, huống chi là nghiên cứu ý niệm hay chức năng của ý niệm trong quá trình phạm trù hĩa. Những quan sát và các nguyên tắc cấu trúc trong lý thuyết nguyên mẫu của Rosch được sử dụng chỉ như những tiêu chuẩn đánh giá cho các lý thuyết cụ thể hay các mơ hình ý niệm của con người” [125, tr.80].
Margolis và Laurence [79, tr.32-43] cũng chứng tỏ một số vấn đề tồn tại của lý thuyết nguyên mẫu như:
Hiệu quả nguyên mẫu khơng chỉ hiện diện trong cấu trúc nguyên mẫu, mà cả trong các phạm trù theo cách phân loại truyền thống. Ví dụ như, một phạm trù cổ điển là SỐ LẺ cũng thể hiện hiệu quả nguyên mẫu.
-Vấn đề “khơng biết và biết sai” (ignorance and error)
Một ý niệm cĩ cấu trúc nguyên mẫu cĩ thể bao gồm một thực thể nào đĩ mà trên thực tế khơng phải là thành viên của phạm trù, hoặc loại bỏ những thực thể vốn là thành viên nhưng khơng thể hiện những thuộc tính xác định nguyên mẫu. Một ví dụ của Margolis và Laurence là, những phụ nữ lớn tuổi, tĩc bạc và đeo kính thường được nghĩ là “BÀ NỘI/BÀ NGOẠI” (GRANDMOTHER) cho dù thực tế họ khơng phải “bà nội hay bà ngoại”, hoặc người ta khơng xem một phụ nữ tĩc bạc là thành viên trong phạm trù “BÀ NỘI/BÀ NGOẠI”, cho dù thực tế là như vậy.
-Vấn đề “thiếu nguyên mẫu” (missing prototypes)
Khơng thể mơ tả nguyên mẫu cho những phạm trù khơng cĩ thực (như: VƯƠNG QUỐC MỸ, SÁNG TẠO TRONG THẾ KỶ 31,..), hoặc là cho một ý niệm “hỗn hợp” (như: VẬT NẶNG HƠN 1G,..)
-Vấn đề “tính kết cấu” (compositionality)
Dẫn chứng ví dụ PET FISH (cá kiểng) của Fodor và Lepore (1996) như một ý niệm “phức”, Margolis và Laurence chứng tỏ lý thuyết của Rosch khơng giải thích thỏa đáng những trường hợp “khơng nguyên mẫu” của ý niệm phức và trong trường hợp cĩ nguyên mẫu, Rosch cũng khơng thể xác định quan hệ giữa nguyên mẫu của ý niệm phức với các nguyên mẫu của những ý niệm thành phần.
Đến cuối thập niên 1970, chính Rosch từ bỏ cách diễn giải kết quả thực nghiệm của mình như một lý thuyết nhận thức về tổ chức phạm trù, những diễn giải mà theo Lakoff [68, tr.43], “chỉ là sản phẩm của một quan điểm quá hẹp về tâm lý học xử lý thơng tin”. Rosch thừa nhận là các hiệu quả nguyên mẫu xác định qua thực nghiệm khơng thể xem là những thể hiện trong tinh thần. “Tính nguyên mẫu thang độ hĩa và tương quan với cấu trúc phạm trù rõ ràng khơng hàm ý những mơ hình xử lý cụ thể cũng như khơng liên quan đến một lý thuyết về quá trình nhận thức phạm trù” [103, tr. 198]
Theo Vyvyans Evans và C.Green Melanie [27, tr.269], dù hiệu quả nguyên mẫu là “thật” qua thực nghiệm, các phát hiện thực nghiệm của Rosch và đồng nghiệp khơng thể trực tiếp chuyển vào một lý thuyết về cách các phạm trù được biểu hiện trong trí não của con người, bởi vì những nghiên cứu thực nghiệm chỉ xem xét kết quả đánh giá cấu trúc phạm trù mà khơng phải là quá trình nhận thức dẫn đến những đánh giá này. Lakoff đồng quan điểm khi cho rằng tính bất đối xứng
– và gọi là hiệu quả nguyên mẫu, khi một số thành viên điển hình cho phạm trù nhiều hơn các thành viên khác - chỉ là “những hiện tượng bề mặt, kết quả của những mơ hình phức tạp diễn ra trong tinh thần” [68, tr. 45].