.Phân loại theo mức độ khái quát:

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tiếng việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so sánh đối chiếu tiếng anh và tiếng pháp) (Trang 56 - 63)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀ

2.3.1.3 .Phân loại theo mức độ khái quát:

Tùy theo mức độ khái quát, ẩn dụ ý niệm bao gồm ẩn dụ khái quát và ẩn dụ chuyên biệt.

Các ẩn dụ thường được đề cập như: CUỘC ĐỜI LÀ HÀNH TRÌNH, TÌNH YÊU LÀ HÀNH TRÌNH, TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH, Ý TƯỞNG LÀ THỨC ĂN, GIẬN DỮ LÀ SỨC NĨNG,… đều là ẩn dụ chuyên biệt, tức là cấu trúc sơ đồ cơ sở của những ẩn dụ này được chi tiết hĩa.

Một số ví dụ vềẩn dụ khái quát là: SỰ KIỆN LÀ HÀNH ĐỘNG, CHUNG LÀ RIÊNG, CHUỖI HỆ THỐNG LỒI (The Great Chain of Being metaphor). Những

hệ thống ẩn dụ này gọi là “khái quát” do cấu trúc khung hết sức đơn giản, nhưng cĩ vai trị quan trọng trong việc hệ thống hĩa cấu trúc ẩn dụ.

- Ẩn dụ CHUNG LÀ RIÊNG: diễn giải sự hình thành và nghĩa của các tục ngữ hay thành ngữ. Các tục ngữ thường bao gồm những ý niệm cấp độ RIÊNG trong một tình huống nào đĩ. Trong câu tục ngữ “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, ý nghĩa của tình huống riêng - cả bầy ngựa trong tàu bày tỏ sự cảm thơng với một con ngựa đau - được khái quát hĩa qua ẩn dụ CHUNG LÀ RIÊNG để tạo nghĩa chung cho tục ngữ là “sựđồn kết”, khi tập thể chia sẻ với mỗi thành viên.

- Ẩn dụ SỰ KIỆN LÀ HÀNH ĐỘNG: Cĩ rất nhiều loại sự kiện: sống, yêu thương, bệnh tật, thi cử, tai nạn, chết,… Mỗi sự kiện là một trường hợp riêng với vơ số đặc điểm, như là “yêu thương” bao gồm hai hay nhiều thực thể là người, mối quan hệ, quá trình và mục đích,... nhưng cấu trúc chung của SỰ KIỆN mang đặc điểm khái quát.

- Ẩn dụ CHUỖI HỆ THỐNG LỒI: Nghĩa trung tâm của hệ thống này là quan hệ thứ bậc giữa các lồi (con người, động vật, thực vật, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên) trong thế giới. Mỗi lồi cĩ những đặc điểm riêng và ứng xử riêng, như là: con người cĩ khả năng suy luận, lồi vật cĩ bản năng, thực vật cĩ đặc điểm sinh học, đồ vật cĩ đặc điểm cấu trúc và chức năng.., nhưng các cấp độ trong hệ thống cĩ thể được dùng để hiểu một cấp độ khác và tạo nên một hệ thống ẩn dụ. Ví dụ như, con người cĩ thể được hiểu như lồi vật hay đồ vật (NGƯỜI LÀ LỒI VẬT, NGƯỜI LÀ ĐỒ VẬT) và quá trình ý niệm hĩa theo hướng từ một nguồn thấp hơn lên một đích cao hơn trong hệ thống lồi. Ngược lại, khi lồi vật, sự vật, đồ vật được hiểu như người (LỒI VẬT LÀ NGƯỜI, XÃ HỘI LÀ NGƯỜI, TRÍ ĨC LÀ NGƯỜI,...) thì quá trình ý niệm hĩa theo hướng từ một nguồn cao hơn đến một đích thấp hơn.

2.3.1.4.Phân loi theo qui mơ nhn thc

Tùy theo qui mơ nhận thức, cĩ 3 loại ẩn dụ ý niệm: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng. Đây là cách phân loại thường được các nhà NNHNT đề cập.

a)n d cu trúc

Đối với ẩn dụ cấu trúc, ý niệm ở miền nguồn cung cấp một cấu trúc kiến thức cho ý niệm đích. Chức năng nhận thức của ẩn dụ cấu trúc là cho phép người nĩi hiểu miền đích bằng cấu trúc của miền nguồn, dựa trên sự tương hợp giữa các yếu tố miền đích và các yếu tố của miền nguồn. Ví dụ, với ẩn dụ THỜI GIAN LÀ CHUYỂN ĐỘNG, thời gian được hiểu bằng một số yếu tố cơ bản: vật thể, vị trí và chuyển động.

Một loại ẩn dụ ý niệm được Kovecses [61, tr.36-38], Lakoff & Turner [70, tr.89-96], Lakoff [72, tr. 229] gọi là ẩn dụ hình ảnh (image metaphor), trong khi Grady [27, tr. 293] gọi là ẩn dụ tương đồng (resemblance metaphor).

Phép chiếu ẩn dụ này là “một-phát” (one-shot image-mapping), theo nghĩa là chỉ một hình ảnh được chiếu lên trên một hình ảnh khác. Nếu ẩn dụ cấu trúc chiếu cấu trúc một miền lên cấu trúc của một miền khác thì trong ẩn dụ hình ảnh, các miền tham gia phép chiếu là những hình ảnh tinh thần và cấu trúc của hình ảnh bao gồm cả cấu trúc bộ phận-tổng thể (quan hệ giữa bộ phận và tổng thể như mái nhà với ngơi nhà, ngĩn tay với bàn tay,...) và cấu trúc thuộc tính (màu sắc, độ cong, hình dáng chung,...).

Một trong những ví dụ vềẩn dụ hình ảnh của Lakoff & Turner lấy từ câu: My horse with a mane made of short rainbows (Con ngựa của tơi cĩ bờm lơng ngắn bằng dải cầu vồng). Cấu trúc của cầu vồng với những dải màu cong được chiếu lên trên bờm lơng ngựa. Kiến thức phổ thơng về cầu vồng (như là: màu sắc, hình dạng, vị trí và thời điểm xuất hiện) trong miền nguồn được chiếu lên trên miền đích.

Grady phân biệt giữa ẩn dụ hình ảnh và ẩn dụ ý niệm, trong khi Kovecses, Lakoff, Turner vẫn xem ẩn dụ hình ảnh là ẩn dụ ý niệm. Lakoff [72, tr. 229] chỉ ra những điểm giống nhau giữa hai ẩn dụ này, “... những hình ảnh qui ước trong suy nghĩ được cấu trúc bằng sơ đồ hình ảnh, và ẩn dụ hình ảnh cũng bảo tồn cấu trúc sơ đồ hình ảnh, chiếu các bộ phận lên các bộ phận, tồn thể lên tồn thể, vật chứa lên vật chứa, con đường lên con đường,...”

Một loại ẩn dụ cấu trúc khác được Ruiz de Mendoza [106] gọi là ẩn dụ tình huống, trong đĩ một tình huống riêng được khái quát hĩa cho mọi trường hợp. Ẩn dụ tình huống thường được dùng để diễn giải ý nghĩa thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ như, trong thành ngữ tiếng Việt “thả hổ về rừng”, tình huống miền nguồn “thả hổ về đúng mơi trường sống của chúng” chiếu lên yếu tố miền đích “hành động giúp kẻ ác tự do hồnh hành” để tạo nên nghĩa ẩn dụ của “thả hổ về rừng” là “hành động hết sức táo bạo và nguy hiểm”.

b)n d bn th

Trong ẩn dụ bản thể, kiến thức được hiểu như là vật thể, chất liệu hay vật chứa nĩi chung mà khơng xác định chính xác loại vật thể, chất liệu hay vật chứa đĩ. Lấy ví dụ, trí ĩc được hiểu như một vật chứa những ý tưởnghay vật chứa những cảm xúc; suy nghĩ được hiểu như là chất lỏng.. Chức năng nhận thức của ẩn dụ loại này là đem lại một vị thế bản thể cho những loại ý niệm đích trừu tượng. Một khi cĩ thể xác định kinh nghiệm là các thực thể hay chất liệu, con người cĩ thể đề cập, phân loại, tập hợp, định lượng, từđĩ lập luận về chúng. Kinh nghiệm về vật thể hay về cơ thể là cơ sở của vơ sốẩn dụ bản thể.

c)n dđịnh hướng

Những ẩn dụ định hướng cung cấp cấu trúc ý niệm ít hơn các ẩn dụ bản thể, chủ yếu liên quan đến những định hướng khơng gian cơ bản mà con người thường nhận biết trong tương tác với mơi trường, như trên-dưới, trong-ngồi, trước-sau, trung tâm-ngoại vi, …

Các yếu tốđịnh hướng đối nghịch nhau chi phối ý nghĩa tích cực-tiêu cực của ý niệm ẩn dụ. Những đánh giá thường được xem là tích cực liên quan đến hướng lên, vị trí trung tâm, thế cân bằng, vị trí phía trước, trong khi đánh giá tiêu cực thường là yếu tố ngược lại, như là hướng xuống, khu vực ngoại vi, khơng cân bằng, vị trí phía sau,.. Lấy ví dụ, ẩn dụ định hướng VUI LÀ HƯỚNG LÊN, BUỒN LÀ HƯỚNG XUỐNG với các diễn đạt như: Tơi buồn trĩu xuống; Câu chuyện làm khơng khí lắng xuống buồn bã, ...

Phân chia ẩn dụ thành ba loại như trên dựa vào qui mơ nhận thức. Mức độ nhận thức từ nhiều (ẩn dụ cấu trúc) cho đến ít (ẩn dụ bản thể) và rất ít (ẩn dụđịnh hướng), nhưng khĩ mà đưa ra tiêu chuẩn xác định mức độ này. Chính Lakoff&Turner thừa nhận, “Điều chắc chắn là cĩ một số sai lầm… Phân chia ẩn dụ ra ba loại – định hướng, bản thể, và cấu trúc – là nhân tạo. Tất cảẩn dụ đều là cấu trúc (ở chỗ chúng chiếu cấu trúc lên cấu trúc); tất cả đều là bản thể (ở chỗ chúng sáng tạo các thực thể trong miền đích); và nhiều ẩn dụ là định hướng (ở chỗ chúng chiếu lên các sơđồ hình ảnh định hướng)”[74, tr.264].

Lấy ví dụ, ẩn dụ VẬT CHỨA là ẩn dụ bản thể [67, tr. 29-30], nhưng VẬT CHỨA là một sơ đồ hình ảnh cĩ cấu trúc nội tại và thuộc loại ẩn dụ cấu trúc. THỜI GIAN LÀ VẬT CHỨA là ẩn dụ bản thể khi người ta hiểu ý niệm thời gian như một thứ vật chứa, nhưng sẽ là một ẩn dụ cấu trúc khi cấu trúc cơ sở của VẬT CHỨA chiếu lên trên miền THỜI GIAN. Với những diễn đạt như “trong đêm đen; sau hai ngày; từ bữa ấy nĩ sợ; ngồi giờ thăm viếng; đã vào giữa thu; trước đây vài năm; Hà Nội vào thu; ra giêng...”, phép chiếu ẩn dụ từ các vị trí “trong, ngồi, giữa, trước, sau, ...” của VẬT CHỨA hay sự chuyển động “từ, vào, ra,...” VẬT CHỨA chiếu lên miền THỜI GIAN để cấu trúc ý niệm THỜI ĐIỂM hay KHOẢNG THỜI GIAN nào đĩ.

Một số nhà ngơn ngữ cũng đưa ra những ví dụ chứng tỏ cách phân loại ẩn dụ theo chức năng nhận thức của Lakoff & Johnson [67] và Lakoff& Turner [70] là khơng hợp lý. Trong các diễn đạt như “một ý nghĩ đen tối lĩe lên” hay “những giờ phút đen tối đã qua”, phép chiếu diễn ra từ một yếu tố màu sắc là “ĐEN” đến ý niệm trừu tượng “Ý NGHĨ” hay “THỜI ĐIỂM”. Sựđơn giản này trái với quan điểm của Lakoff & Turner [70, tr.103], khi hai ơng cho rằng trong phép chiếu ẩn dụ, miền nguồn gồm một hệ thống cấu trúc từ hai yếu tố trở lên và miền đích là một cấu trúc khác cũng từ hai yếu tố trở lên.

2.3.1.5.Phân loi theo tương quan kinh nghim

Joseph Grady [46] chia ẩn dụ ý niệm thành hai loại: ẩn dụ cơ sở (primary metaphor) và ẩn dụ ghép (compound metaphor). Luận điểm của Grady được Lakoff

& Johnson [73] và nhiều người khác chấp nhận như là một sự cải tiến lý thuyết Ẩn dụ Ý niệm, do cĩ hệ thống hơn và giải quyết được một số vấn đề tồn tại của ẩn dụ ý niệm như là: giải thích được tính bộ phận của phép chiếu ý niệm, loại bỏđiểm khác biệt chủ yếu giữa ý niệm đích và ý niệm nguồn là giữa trừu tượng và cụ thể..

™ Ẩn dụ cơ sở (primary metaphor) được xem là hình thức cơ bản của ẩn dụ ý niệm, với các đặc điểm sau:

- Kết hợp những ý niệm cĩ tính chất cơ bản “ngang” nhau, theo nghĩa là đều được cơ thể trải nghiệm trực tiếp trong tương tác với mơi trường.

- Trong ẩn dụ cơ sở, sự khác biệt giữa nguồn và đích khơng phải là giữa cụ thể và trừu tượng mà là ở mức độ chủ quan: ý niệm nguồn thể hiện kinh nghiệm vận động-cảm giác trực tiếp trong khi ý niệm đích phản ánh đáp ứng của cơ thể với những kinh nghiệm này và về bản chất là “đánh giá, phán đốn, ước lượng và suy luận” [46, 5/15].

Ví dụ, ẩn dụ KHĨ KHĂN LÀ NẶNG do mối tương quan giữa kinh nghiệm nâng vật nặng và cách xử lý khĩ khăn; ẩn dụ HIỂU BIẾT LÀ THẤY do người ta cĩ thể hiểu khi nhìn thấy; hay trong ẩn dụ HIỂU BIẾT LÀ NẮM LẤY, ý niệm đích NẮM LẤY “là một trong những cơng cụ cơ bản nhất của con người để điều khiển, di dời và duy trì, sở hữu đồ vật… một tổng thể kinh nghiệm độc lập và qua sử dụng hàng ngày” [44, tr.271].

Một số ẩn dụ cơ sở khác như: NGUYÊN NHÂN LÀ LỰC, CẢM XÚC LÀ CHẤT LỎNG, TỐT LÀ CAO; Ý TƯỞNG LÀ CHẤT LỎNG; QUAN TRỌNG LÀ TO, TƯƠNG ĐỒNG LÀ GẦN GŨI; THỜI GIAN LÀ CHUYỂN ĐỘNG, ...

™ Ẩn dụ ghép (compound metaphor): do các ẩn dụ cơ sở kết hợp.

Ví dụ, ẩn dụ cơ sở NGUYÊN NHÂN LÀ LỰC là ẩn dụ trung tâm, kết hợp với các ẩn dụ khác để tạo thành những ý niệm nguyên nhân phức tạp. Một số ẩn dụ

ghép như: Ý TƯỞNG LÀ TỊA NHÀ; GIAO TIẾP LÀ NẤU ĂN/PHỤC VỤ; Ý TƯỞNG/CẢM XÚC LÀ THỨC ĂN; SUY NGHĨ LÀ DU LỊCH; TIN TƯỞNG LÀ ĐI LẠI …

Cách phân loại của J.Grady khơng chỉ cĩ giá trị cải tiến lý thuyết ẩn dụ ý niệm, mà cịn thể hiện cấu trúc nguyên mẫu của các ý niệm ẩn dụ. Do tương hợp giữa nguồn và đích trong ẩn dụ cơ sở là tương quan giữa trải nghiệm và đáp ứng của cơ thể trong thế giới thực, ẩn dụ cơ sở cĩ thể giữ vai trị nguyên mẫu trong cấu trúc một loạt ý niệm ẩn dụ. Ví dụ như, ẩn dụ cơ sở HIẾU BIẾT LÀ NẮM LẤY giữ vai trị “nguyên mẫu” cho một loạt ẩn dụ tiếng Việt liên quan CHO-NHẬN thơng tin (cho thấy, cho rằng, nhận thấy, nhận biết, đưa ý kiến, ...).

2.4.H thng n d theo LAKOFF

Lakoff & Johnson [67], Lakoff [70, tr.222], phát hiện “…các phép chiếu ẩn dụ khơng xuất hiện tách biệt nhau. Chúng đơi khi tổ chức theo cấu trúc thứ bậc,” dẫn đến những hệ thống ẩn dụ phức tạp. Một ví dụ của Lakoff là hệ thống thứ bậc với cấp cơ bản là ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ HÀNH TRÌNH, cấp trên là ẨN DỤ CẤU TRÚC SỰ KIỆN và cấp dưới là những ẩn dụ cĩ miền nguồn là HÀNH TRÌNH, như TÌNH YÊU LÀ HÀNH TRÌNH, SỰ NGHIỆP LÀ HÀNH TRÌNH.

Lakoff [72] mơ tả một hệ thống các ẩn dụ tương tác nhau cĩ liên quan các sự kiện gọi là ẩn dụ CẤU TRÚC SỰ KIỆN, trong đĩ các miền nguồn bao gồm những ý niệm liên quan một hành trình như là vị trí, chuyển động, phương tiện, thay đổi, tình trạng, mục đích, ...

Ở đây, chúng tơi thử đi tìm tính “nguyên mẫu” của hệ thống ẩn dụ, thể hiện qua tiêu điểm nghĩa và phép chiếu trung tâm của hai hệ thống ẩn dụ chung miền nguồn và chung miền đích.

Những miền đích cĩ chung một miền nguồn được Kovecses [61, tr.108] gọi là

phạm vi (scope) của ẩn dụ. Các diễn đạt ẩn dụ chung miền nguồn DỊNG CHẢY cĩ phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau từ CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP, THỜI GIAN cho đến những hoạt động kinh tế như THỊ TRƯỜNG, SẢN XUẤT, GIAO DỊCH TIỀN TỆ, XU HƯỚNG,… Những ẩn dụ DỊNG CHẢY cũng được tìm thấy trong tiếng Anh và tiếng Pháp, chứng tỏ ý niệm DỊNG CHẢY cĩ vai trị quan trọng khơng chỉ trong một nền văn hĩa lúa nước như Việt Nam mà cả trong văn hĩa phương Tây.

Động cơ và sự hình thành tương tác giữa các phép chiếu trong hệ thống các ẩn dụ cĩ chung miền đích là SUY NGHĨđược phát hiện bằng cách tìm kiếm mối liên hệ giữa các miền nguồn khác nhau.

2.5.H thng n d cĩ chung min ngun

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tiếng việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so sánh đối chiếu tiếng anh và tiếng pháp) (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)