Mơ hình tương tác ý niệm của Ruiz de Mendoza

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tiếng việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so sánh đối chiếu tiếng anh và tiếng pháp) (Trang 135 - 140)

d) Ẩn dụ và hốn dụ đều cĩ thể qui ước hố, theo nghĩa là chúng được sử dụng một cách tự nhiên và vơ thức trong đời thường và tạ o thành m ộ t ph ầ n

4.2.5.Mơ hình tương tác ý niệm của Ruiz de Mendoza

Theo Ruiz de Mendoza [109, tr. 507], “phép chiếu ý niệm là một hiện tượng được điều chỉnh theo nguyên tắc, dẫn đến sự tương tác và kết hợp của cấu trúc ý niệm xuất phát từ các ICM”. Từ 4 loại nguyên tắc cấu trúc ICM theo Lakoff [68, tr.68], Mendoza phân biệt 4 mơ hình tương tác chính: tương tác dựa vào sơđồ hình ảnh; tương tác giữa các mơ hình nhận thức mệnh đề, tương tác giữa các mơ hình hốn dụ và tương tác giữa ẩn dụ và hốn dụ.

Ruiz de Mendoza đồng ý với Goossens về khả năng tương tác ẩn-hốn, nhưng chủ trương tìm kiếm một phương pháp mơ hình hĩa tương tác ý niệm từ các ICM. Để tạo cơ sở cho lý thuyết mới, Ruiz de Mendoza [107] và Ruiz de Mendoza & Diez [108] chia ẩn dụ làm hai loại: ẩn dụ “một tương hợp” (one-correspondence metaphor: chỉ cĩ một yếu tố tương hợp giữa nguồn và đích) và ẩn dụ “nhiều tương hợp” (many-correspondence metaphor: cĩ một số tương hợp giữa nguồn và đích). Mendoza cũng thay đổi cách phân loại hốn dụ theo truyền thống để chia hốn dụ ra hai loại: “đích trong nguồn” (hình thức thu hẹp hốn dụ với đích là một miền con của nguồn) và “nguồn trong đích” (hình thức mở rộng hốn dụ với nguồn là một miền con của đích).

Dựa trên hai tiêu chuẩn: miền diễn ra phép chiếu hốn dụ (nguồn hay đích của ẩn dụ) và qui mơ hốn dụ (cả miền ẩn dụ hay chỉ một trong các yếu tố tương hợp), Ruiz de Mendoza đề xuất bốn mơ hình tương tác ẩn-hốn:

1) Mở rộng hốn dụ của một nguồn ẩn dụ (H.4.7) 2) Mở rộng hốn dụ của một đích ẩn dụ (H.4.8)

3) Thu hẹp hốn dụở một trong các tương hợp của đích ẩn dụ (H.4.9) 4) Thu hẹp hốn dụở một trong các tương hợp của nguồn ẩn dụ (H.4.10) Olga Isabel Diez Velasco [23] bổ sung hai mơ hình:

5) Mở rộng hốn dụ của một trong các tương hợp ở nguồn ẩn dụ (H.4.11) 6) Mở rộng hốn dụ của một trong các tương hợp ởđích ẩn dụ (H.4.12) Javier Herrero Ruiz [51], [52] thêm hai mơ hình:

7) Thu hẹp hốn dụở nguồn của ẩn dụ (H.4.13) 8) Thu hẹp hốn dụởđích của ẩn dụ (H.4.14)

Theo Ruiz de Mendoza [106, tr.18], các mơ hình thể hiện hai khả năng tương tác giữa ẩn dụ và hốn dụ:

1) đầu ra của một phép chiếu ẩn dụ là nguồn cho một phép chiếu hốn dụ (H.4.8, 4.9, 4.12, 4.14).

2) phép chiếu hốn dụ cung cấp nguồn cho một ẩn dụ (H.4.7; 4.10; 4.11; 4.13). Nếu so sánh với các hình thức tương tác ẩn-hốn của Goossens, cĩ thể nhận thấy trường hợp tương tác đầu của Mendoza cũng là hình thức “hốn dụ bên trong ẩn dụ” và trường hợp sau chính là “ẩn dụ từ hốn dụ”.

Điểm khác biệt cơ bản trong quan điểm về tương tác của Goossens so với Mendoza là: thứ nhất, ẩn dụ cĩ thể diễn ra bên trong hốn dụ, cho dù khả năng này rất hiếm hay đơi khi chỉ hình thành trong những ngữ cảnh nào đĩ; thứ hai, phép chiếu hốn dụ cĩ thể diễn ra giữa hai miền nguồn và đích của ẩn dụ (như trường hợp “hốn dụ bên trong ẩn dụ” trong mơ hình “bẩn tay”).

Tuy nhiên, theo Ruiz de Mendoza [109, tr.522] và một số nhà ngơn ngữ khác, hốn dụ cĩ vai trị phụ thuộc trong tương tác với ẩn dụ, tức là hốn dụ luơn diễn ra bên trong miền nguồn hay miền đích của ẩn dụ. Trên lý thuyết, ẩn dụ bao gồm hai miền “cách xa” nhau về mặt ý niệm, cịn phép chiếu hốn dụ chỉ hoạt động trong phạm vi một miền ý niệm, nên khĩ cĩ khả năng phép chiếu ẩn dụ diễn ra bên trong miền của hốn dụ hoặc phép chiếu hốn dụ khĩ cĩ thể băng qua giữa hai miền ẩn dụ.

“Bản chất của hốn dụ nằm ở khả năng thành lập những liên hệ giữa các thực thể vốn đồng thời xuất hiện bên trong một cấu trúc ý niệm đã cho” [119, tr.123] và “… hốn dụ hĩa ra là một trong những quá trình mở rộng nghĩa cơ bản nhất, cĩ lẽ cịn cơ bản hơn là cảẩn dụ” [119, tr.124].

Goossens [45] cũng đi đến kết luận rằng, trong hệ thống ý niệm, hốn dụ giữ vai trị chủ yếu hơn nhiều so với cách nghĩ trước đây, thậm chí hốn dụ thường là cơ sở của ẩn dụ.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tiếng việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so sánh đối chiếu tiếng anh và tiếng pháp) (Trang 135 - 140)