CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀ
1.1.3.5. Lý thuyết mơ hình nhận thức của Lakoff
Để cĩ thể giải thích hợp lý sự hình thành hiệu quả nguyên mẫu, khơng chỉ trong phân biệt các vật thể hữu hình mà cả trong những miền ý niệm trừu tượng, Lakoff phát triển một lý thuyết về cấu trúc phạm trù ở cấp độ nhận thức - lý thuyết mơ hình nhận thức - qua cơng trình Women, Fire and Dangerous Things. Theo Lakoff [68, tr. 56 – 57], tiếp cận phạm trù hĩa bằng mơ hình nhận thức cĩ thể giải thích những phát hiện cơ bản sau của Rosch và đồng nghiệp:
- Một số phạm trù cĩ xếp hạng thành viên và giữa các thành viên cĩ ranh giới mờ. Những phạm trù khác cĩ ranh giới rõ ràng, nhưng bên trong ranh giới cĩ hiệu quả nguyên mẫu, tức là một số thành viên dùng làm thành viên mẫu tốt hơn hay phù hợp với phạm trù hơn những thành viên khác.
- Hệ thống thứ bậc của phạm trù được tổ chức theo cấp độ khác nhau: những phạm trù ở giữa hệ thống là cơ bản nhất, nếu xét theo nhiều tiêu chuẩn về tâm lý: cảm nhận tính tồn vẹn của hệ thống, khả năng tạo hình ảnh tinh thần, tính dễ nhớ, dễ học…
- Các phạm trù cấu trúc thành hệ thống với những yếu tốđối nghịch nhau. - Trong cấu trúc của phạm trù cĩ hiện tượng bất đối xứng, do các thành viên được xếp theo thang độ “tốt” hay “xấu” (phù hợp hay khơng phù hợp) tùy theo mức độ tương đồng với nguyên mẫu. Hiệu quả nguyên mẫu chỉ là hiện tượng bề mặt và do nhiều nguồn tạo ra.
- Phạm trù hĩa khơng mang tính khách quan, ít nhất một số phạm trù được phân chia dựa vào trải nghiệm cơ thể trong tương tác với thế giới bên ngồi, cách suy nghĩ của chủ thể và nền tảng văn hĩa mà chủ thể tiếp nhận.
1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.Thể tồn vẹn (gestalt)
Theo các nhà NNHNT, ý nghĩ, nhận thức, cảm xúc, quá trình nhận thức, hoạt động cĩ động cơ và ngơn ngữ, được tổ chức theo cùng kiểu cấu trúc gọi là gestalt.
“Gestalt” (tạm dịch: thể tồn vẹn) gốc tiếng Đức cĩ nghĩa là hình thức hay
hình dạng, được sử dụng trong tiếng Anh để chỉ một ý niệm “tồn vẹn”. Trong từ điển Merriam-Webster, gestalt là cấu trúc trong đĩ “các yếu tố bộ phận khơng thể tồn tại riêng rẽ mà hợp nhất đến mức tạo thành một đơn vị chức năng với những đặc điểm khơng thể rút ra từ các yếu tố bộ phận.”
Những ý tưởng ban đầu về cấu trúc cĩ tổ chức của gestalt đã trở thành ý tưởng chủ yếu trong NNHNT và trong phạm trù hĩa theo nguyên mẫu: “ý niệm khơng tồn tại riêng rẽ mà nằm trong một cấu trúc rộng hơn thể hiện như một cái chung thống nhất.”
Cấu trúc “gestalt” chi phối tồn bộ quá trình nhận thức, những đặc điểm của cấu trúc này là nền tảng để phát triển đặc điểm và hoạt động của các mơ hình ICM. Theo Geeraerts & Cuyckens [40, tr. 175], gestalt cĩ một sốđặc điểm:
- Gestalt là cấu trúc được sử dụng trong quá trình nhận thức.
- Gestalt là những thể tồn vẹn mà những thành phần cấu thành cĩ nghĩa do ở bên trong cái tồn vẹn đĩ.
- Gestalt cĩ những mối quan hệ nội tại giữa các thành phần, mà những thành phần này cĩ thể thuộc những phạm trù khác nhau.
- Gestalt cĩ thể cĩ những mối quan hệ bên ngồi với những gestalt khác. - Cĩ thể cĩ những phép chiếu bộ phận từ một gestalt lên trên một gestalt
khác, hay ở một gestalt nằm bên trong một gestalt khác.
Với những đặc điểm này, một “gestalt” cĩ thể là một hệ thống với những bộ phận cấu thành, nhưng điều quan trọng là phải xem “gestalt” như một thể tồn vẹn
với những đặc điểm của cái chung, mà một bộ phận sẽ khơng cĩ nghĩa nếu tách khỏi cái chung đĩ. Ví dụ như, cấu trúc nội tại của một VẬT CHỨA bao gồm bên trong, bên ngồi và một khơng gian kín. Một khi “bên trong” tách khỏi hai bộ phận kia thì nĩ sẽ khơng cịn là “bên trong” nữa.
1.2.2.Mơ hình nhận thức lý tưởng hĩa (ICM)
Ý tưởng về ICM được Lakoff [68, tr.68] phát triển từ Ngữ nghĩa học Khung (Frame Semantics) của Charles J. Fillmore, lý thuyết ẩn dụ và hốn dụ của G. Lakoff & M. Johnson [67]; Ngữ pháp học Nhận thức (Cognitive Grammar) của R. W. Langacker [76] và lý thuyết Khơng gian Tinh thần (Mental Space) của Gilles Fauconnier [31].
ICM là sự thể hiện ý niệm cách con người cảm nhận hiện thực và tổ chức kiến thức theo một loại qui tắc nào đĩ. Mỗi ICM là một cấu trúc gestalt phức tạp, được gọi là “lý tưởng hĩa” bởi vì nĩ khái quát hĩa một loạt kinh nghiệm thơng thường và phổ biến hơn là đại diện cho những trường hợp đặc biệt của một kinh nghiệm nào đĩ. Cĩ ít nhất 4 loại nguyên tắc cấu trúc, dẫn đến 4 loại ICM: sơ đồ hình ảnh, mệnh đề, ẩn dụ và hốn dụ.
Trong lý thuyết của Lakoff, ICM khơng tồn tại khách quan trong tự nhiên, mà là sáng tạo của con người, được phân tích và diễn ra trong đầu. ICM cĩ vai trị dẫn dắt những quá trình nhận thức như phạm trù hĩa và lập luận. Trong số các kết quả của quá trình tổ chức kiến thức theo ICM cĩ phạm trù hĩa và hiệu quả nguyên mẫu, ngay cả những phạm trù được hình thành từ lập luận trong trường hợp cụ thể đều được cấu trúc dựa trên những ICM đã cĩ.
Ví dụ: Ý niệm “ngĩn tay” chỉ cĩ thể xác định khi liên hệ với một ICM bao gồm bàn tay, vị trí, chức năng và hoạt động của ngĩn tay trong một bàn tay... Như vậy, trong ICM, “bàn tay” là cái chung với năm thành phần trong cái chung đĩ, mỗi thành phần gọi là “ngĩn tay”.
1.2.3.Hiệu quả nguyên mẫu và tính nguyên mẫu
Tiếp đầu ngữ “proto-” trong thuật ngữ “prototype” cĩ nghĩa là “gốc” hay “nguyên thủy.” Khi sử dụng từ prototype để đặt tên cho lý thuyết phân chia phạm trù trong tự nhiên và làm tên gọi thành viên mẫu của phạm trù, Rosch mong muốn cĩ thể nhận dạng thành viên “gốc” của phạm trù bằng phương pháp thực nghiệm. Tuy nhiên, nhiều nhà ngơn ngữ sau đĩ đã chứng tỏ: Rosch sai lầm khi xem (những) thành viên điển hình hơn tìm được qua thực nghiệm là “nguyên mẫu” của phạm trù, và càng sai lầm hơn khi nghĩ rằng phạm trù hĩa dựa vào (những) thành viên điển hình này là một quá trình diễn ra trong tinh thần.
Cho dù cĩ nhận diện được thành viên “gốc” hay “nguyên mẫu” của một phạm trù hay khơng, cấu trúc nguyên mẫu được thể hiện trước hết từ tính bất đối xứng trong cấu trúc phạm trù mà Lakoff [68] gọi là hiệu quả nguyên mẫu (prototype effect). Bốn đặc điểm sau thường được xem là tiêu biểu của tính nguyên mẫu
(prototypicality) [38, tr.9]:
a)các phạm trù cĩ tính nguyên mẫu khơng thểđược định nghĩa bằng một loạt thuộc tính tiêu chuẩn (cần và đủ)
b)các phạm trù cĩ tính nguyên mẫu thể hiện một cấu trúc “giống nhau như họ hàng”, hay khái quát hơn, cấu trúc ngữ nghĩa của chúng mang hình thức của một loạt các nghĩa kết hợp và đan xen nhau trong một hệ thống cĩ dạng tỏa tia (radial network)
c)các phạm trù cĩ tính nguyên mẫu thể hiện các mức độ thành viên; khơng phải tất cả thành viên đều đại diện như nhau cho phạm trù.
d)các phạm trù cĩ tính nguyên mẫu “mờ” ở ngoại vi, cĩ nghĩa là cĩ thể linh hoạt kết hợp thêm thành viên mới.
Ngồi ra, yếu tố ngữ cảnh tình huống cũng được xem xét, bởi vì các phạm trù cĩ tính nguyên mẫu về bản chất là cĩ tính nghiệm thân, tức là những đặc điểm của chúng khơng phụ thuộc vào cấu trúc phạm trù mà xuất phát từ mối quan hệ giữa ý niệm và thế giới thực.
Nĩi chung, cĩ thể nhận dạng tính nguyên mẫu trong cấu trúc phạm trù ở hai điểm: 1)tính trung tâm (centrality), theo nghĩa là đặc điểm của nguyên mẫu khác hơn những thành viên khác; 2)tính thành viên (membership), tức là thành viên trong phạm trù phù hợp với nguyên mẫu theo các mức độ khác nhau, và nếu xét đến tính nghiệm thân của nguyên mẫu, thì tính thành viên thể hiện ở các mức độ phù hợp với quan hệ trong thế giới thực.
Khái niệm “nghĩa nguyên mẫu” được sử dụng trong nội dung luận án cĩ thể hiểu như là nghĩa trung tâm của một phạm trù cấu trúc ngơn ngữ, hình thành từ kinh nghiệm trong tương tác với thế giới chung quanh và trong chừng mức nào đĩ, là cơ sở phái sinh những thành viên nghĩa khác.