3/ CHÙM NGHĨA liên quan QUAN HỆ LM-TR: 3A/ NGHĨA “PHẢN THÂN”
4B/ NGHĨA ẨN DỤ “HÀNH ĐỘNG LÀ CHUYỂN ĐỘNG”
Trong nghĩa ẩn dụ này, LM biến đổi thành những thực thể trên đường đi của TR, hành động của TR được ý niệm hĩa thành chuyển động qua LM
(65) Anh đã phải trải qua một ca mổ cấp cứu ... (66) …vợ con anh ấy vượt qua thời điểm cam go ... (67) …chỉ cần tự tin là sẽ vượt qua thử thách ...
(68) Hầu như miền nào cũng chỉ mới bước qua giai đoạn sơ khởi ...
Từ phân tích và dựa vào các sơ đồ thể hiện những trường hợp biến đổi nghĩa của “qua”, cĩ thể lập mơ hình tỏa tia các nghĩa của QUA (H.3.25).
Phương pháp phân tích các nghĩa của OVER của Lakoff [68] thường bị chỉ trích là quá tỉ mỉ và khơng phân biệt giữa các trường hợp biến đổi nghĩa do ngữ cảnh với nghĩa riêng của từ. Mơ hình Đa nghĩa Theo Nguyên tắc của Tyler & Evans dựa trên những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để nhận dạng nghĩa nguyên mẫu và các nghĩa phân biệt trong một hệ thống tỏa tia, loại ra những trường hợp nghĩa phát sinh do ngữ cảnh.
Một số nhận xét về mơ hình tỏa tia này:
a/ Nguyên mẫu của ẩn dụ là nghĩa nguyên mẫu của từđa nghĩa.
b/ Các yếu tố trong nghĩa nguyên mẫu biến đổi dẫn đến các chùm nghĩa khác nhau.
c/ Ẩn dụ nằm ở vị trí ngoại vi, thể hiện vai trị mở rộng hệ thống ngữ nghĩa. d/ Cấu trúc nguyên mẫu thể hiện ở hai cấp độ: -Thứ nhất là cấp độ cấu trúc từ vựng với nghĩa nguyên mẫu ở trung tâm và những chùm nghĩa tỏa ra nghĩa trung tâm -Thứ hai là cấp độ nội dung ngữ nghĩa thể hiện ở mức độ phù hợp của mỗi nghĩa với hiện thực. Đối với từ chỉ khơng gian “QUA,” vị thế nguyên mẫu của
“qua” khi di chuyển ngang qua LM. Mức độ phù hợp giảm dần khi TR tách ra càng xa LM.
3.5.Mơ hình tỏa tia của từ “NƯỚC”
Nhiều nước cĩ tên gọi gắn với “đất” (land). Scotland là “đất của những người nĩi tiếng Gaelic”, Phần Lan (Finland) là “đất của những người nĩi tiếng Finnic”, Hà Lan (Holland) là ” vùng đất cây cối rậm rạp” và cũng là” những vùng đất thấp” (Netherlands), Ba Lan (Poland) là” đất của dân tộc Poles”. Nhưng người Việt dùng từ “nước” để chỉ lãnh thổ dân tộc: nước Việt Nam. [6] Do đâu mà một từ chỉ “chất lỏng” đồng thời được sử dụng với nghĩa “quốc gia, lãnh thổ”? Nội dung phần này là phân tích quá trình chuyển nghĩa của từ “nước” và chứng tỏ các nghĩa phân biệt của “nước” hình thành một hệ thống ngữ nghĩa được tổ chức theo một nghĩa trung tâm, ở đây gọi là “nghĩa nguyên mẫu”. Việc sắp xếp các nghĩa phân biệt của “nước” được giải thích bằng tương tác giữa nghĩa nguyên mẫu, quá trình cấu trúc ý niệm, và ngữ cảnh.
Mơ hình tỏa tia của “nước” được lập và đối chiếu với mơ hình của từ chỉ “quốc gia, lãnh thổ” trong tiếng Anh là “country” và tiếng Pháp là “pays”, nhằm mục đích làm rõ mức độ phức tạp trong cấu trúc ý niệm của từ thuần Việt “nước”.
Phân tích và lập mơ hình tỏa tia cho “nước” vẫn dựa trên hai giảđịnh được các nhà NNHNT chấp nhận: thứ nhất, cấu trúc ngữ nghĩa xuất phát từ cấu trúc ý niệm và phản ánh cấu trúc ý niệm; thứ hai, tính phức tạp của hệ thống ý niệm là kết quả của kinh nghiệm con người, tức là con người cảm nhận cái gì và cảm nhận như thế nào trong tương tác với mơi trường chung quanh.
3.5.1.Tiêu chuẩn phân biệt nghĩa
Các tiêu chuẩn phân biệt nghĩa và nhận dạng nghĩa trung tâm hay nguyên mẫu của một danh từ cĩ khác hơn so với trường hợp từ chỉ quan hệ khơng gian như “qua”, do lớp từ chỉ quan hệ khơng gian ít thay đổi nghĩa theo thời gian và được xem như một lớp từ “kín”, trong khi danh từ cĩ thể kết hợp với nhiều từ khác trong mối quan hệ ngữđoạn.
Trong cơng trình nghiên cứu hệ thống ngữ nghĩa của danh từ TIME [27], V. Evans giới thiệu 3 tiêu chuẩn phân biệt nghĩa cho một danh từđa nghĩa. Đây là các tiêu chuẩn về nghĩa, về ngữ pháp và về phái sinh ý niệm, dựa trên giảđịnh là một ý niệm của từ cĩ liên quan trục ngữ nghĩa của từ, tức là để một ý niệm là phân biệt, nĩ phải chứng tỏ là nghĩa phân biệt.
1)để một nghĩa được xem là phân biệt, nĩ phải chứa nghĩa bổ sung và nghĩa bổ sung này khơng thể hiện trong bất cứ nghĩa nào khác của danh từ.
2)nghĩa được xem là phân biệt sẽ thể hiện những kiểu phái sinh ý niệm riêng hay cĩ tính phân biệt cao. Tiêu chuẩn này liên quan khả năng kết hợp các đơn vị từ vựng nào đĩ trong mối quan hệ ngữđoạn.
3)nghĩa phân biệt của danh từ cĩ thể thể hiện những sự phụ thuộc riêng hay cĩ tính phân biệt cao về mặt cấu trúc, tức là, danh từ đĩ cĩ thể xuất hiện trong những cấu trúc ngữ pháp riêng biệt.
Do nghĩa của một danh từ cĩ thểđược diễn giải theo nhiều cách trong những ngữ cảnh khác nhau, một nghĩa được xem là phân biệt nếu thỏa tiêu chuẩn về nghĩa và ít nhất là một tiêu chuẩn khác nữa (hoặc tiêu chuẩn về phái sinh ý niệm hoặc tiêu chuẩn về ngữ pháp).
3.5.2.Nhận dạng nghĩa trung tâm/nghĩa nguyên mẫu
V. Evans [26, tr.33-75] đề xuất 4 tiêu chuẩn xác định một nghĩa trung tâm (gọi là SANCTIONING SENSE) cho danh từđa nghĩa:
a)nghĩa được thừa nhận sớm nhất,
b)cĩ thành phần nghĩa xuất hiện nhiều nhất trong hệ thống ngữ nghĩa của từđa nghĩa,
c)nghĩa từđĩ cĩ thể rút ra những nghĩa khác một cách tự nhiên, tức là, dựa vào nghĩa trung tâm/nghĩa nguyên mẫu cĩ thể dựđốn những nghĩa khác trong hệ thống ngữ nghĩa,