Kế hoạch hành động:

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đanh giá chất lượng trường TH (Trang 41 - 46)

IV. ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ TỪNG TIÊU CHUẨN Tiêu chuẩn

4. Kế hoạch hành động:

Tổ văn phòng nghiên cứu và tham mưu với nhà trường để tổ chức bồi dưỡng và nâng cao năng lực công tác cho từng thành viên trong tổ.

5. Tự đánh giá:

5.1. Tự đánh giá từng chỉ số:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt: Đạt: Đạt:

Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.2. Tự đánh giá tiêu chí 1.5:

Đạt: : Không đạt:

Tiêu chí 1.6: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục và quản lý học sinh

a) Có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý rõ ràng, có văn bản phân công cụ thể cho từng giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục và quản lý học sinh.

b) Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi hiệu quả các hoạt động giáo dục, quản lý học sinh của từng giáo viên, nhân viên.

c) Mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức rà soát các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục của trường.

Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều có đầy đủ các kế hoạch như: Kế hoạch năm học, Kế hoạch chuyên môn, Kế hoạch dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu, Kế hoạch lao động, Kế hoạch phát triển các nguồn lực, Kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở vật chất.... và nhiều kế hoạch phụ bản khác [H1.1.06.01];

Các kế hoạch trên đều được thông qua Hội nghị Viên chức của nhà trường hoặc thông qua Phòng GD phê duyệt và thông qua Hội đồng sư phạm để triển khai thực hiện theo từng giai đoạn, từng năm học, từng tháng, từng tuần và từng ngày. Trong thời gian thực hiện nội dung các kế hoạch, Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ để nắm bắt được tình hình và đánh giá, ghi nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, ví dụ như: Kiểm tra nề nếp lớp, kiểm tra đồ dùng dụng cụ học sinh, kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra công tác chấm chữa, kiểm tra vở sạch chữ đẹp, dự giờ đột xuất giáo viên và khảo sát chất lượng học sinh... Sau mỗi tháng, Ban giám hiệu lại tổ chức họp Hội đồng sư phạm nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những biện pháp khắc phục tồn tại, điều chỉnh lại kế hoạch ( nếu cần thiết ), sau đó chỉ đạo từng đoàn thể, từng tổ và từng cá nhân tiếp tục thực hiện kế hoạch đã đề ra trong thời gian tiếp theo [H1.1.06.02]

2. Điểm mạnh

Mọi kế họach đều được chủ động đề ra và thực hiện có hiệu quả. Mọi cá nhân trong nhà trường đều nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch, tự giác và có tinh thần trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ. Công tác đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm được thực hiện thường xuyên, công bằng và khách quan. Các đồng chí cán bộ, giáo viên, công nhân viên rất tôn trọng ý kiến phê bình và nghiêm túc tiếp thu.

3. Điểm yếu

- Kế hoạch chỉ đạo hoạt động của các phó hiệu trưởng chưa trọng tâm, còn phụ thuộc, thiếu giải pháp sắc bén.

Cần phát huy vai trò và sức mạnh của mỗi cá nhân trong việc chủ động sáng tạo đề ra kế hoạch và phương hướng thực hiện. Thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của cấp trên là: Mỗi cá nhân phải có một đổi mới trong công tác.

5. Tự đánh giá:

5.1. Tự đánh giá từng chỉ số:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt: Đạt: Đạt:

Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.2. Tự đánh giá tiêu chí 1.6:

Đạt:

Không đạt:

Tiêu chí 1.7: Trường thực hiện đầy đủ chế độ thông tin và báo cáo

a) Có sổ theo dõi, lưu trữ văn bản của các cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể liên quan đến các hoạt động của trường.

b) Có chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về các hoạt động giáo dục với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

c) Mỗi học kỳ, rà soát về các biện pháp của việc thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

1. Mô tả hiện trạng

Nhà trường có tủ hồ sơ lưu trữ đầy đủ các văn bản như: Nghị quyết Chi bộ, Nghị quyết Đại hội Viên chức nhà trường, Nghị quyết Hội đồng sư phạm, Nghị quyết Công đoàn, các biên bản của tổ Thanh tra nhân dân..v..v..các sổ theo dõi công văn đi và đến, túi lưu trữ công văn, báo cáo, lưu trữ các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác cán bộ, chế độ chính sách và chuyên môn nghiệp vụ. Ban giám hiệu và nhân viên văn phòng thường xuyên cập nhật Website của Sở GD&ĐT để nhận công văn, hoặc gửi văn bản, báo cáo thông qua địa chỉ Email của trường với Phòng GD [H1.1.07.01]

2. Điểm mạnh

Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định, luôn cập nhật thông tin kịp thời.

Hiệu trưởng sử dụng thành thạo việc trao đổi thông tin qua mạng Internet.

3. Điểm yếu

- Lưu công văn báo cáo chưa khoa học. Văn thư nhà trường còn non về nghiệp vụ lưu trữ.

- Có sổ theo dõi nhưng vào số chưa đầy đủ công văn đến và báo cáo gởi đi. - Phó hiệu trưởng và một số CB,GV sử dụng mạng intenet chưa thành thạo, việc khai thác thông tin còn ít. Việc nắm bắt thông tin còn chậm.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tăng cường công tác áp dụng công nghệ thông tin vào chế độ báo cáo giữa nhà trường và cấp trên.

- Bồi dưỡng thêm nghiệp vụ lưu trữ cho cán bộ văn thư.

Đầu tư mạnh cho trang thiết bị phục vụ công tác báo cáo, quản lý số liệu

5. Tự đánh giá:

5.1. Tự đánh giá từng chỉ số:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt: Đạt: Đạt:

Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.2. Tự đánh giá tiêu chí 1.7:

Đạt:

Không đạt:

Tiêu chí 1.8: Trường triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên, nhân viên để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị

a) Có kế hoạch rõ ràng về bồi dưỡng giáo viên để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý giáo dục.

b) Giáo viên và nhân viên tham gia đầy đủ, hiệu quả các đợt bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định của các cấp ủy đảng.

c) Mỗi học kỳ, rà soát các biện pháp thực hiện bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị đối với giáo viên và nhân viên.

1. Mô tả hiện trạng

Nhà trường rất coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thể hiện trong nội dung các kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn hằng năm. Luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng từ xa, học tại chức để chuẩn hóa trình độ nghiệp vụ sư phạm [H1.1.08.01];

Tổ chức nhiều buổi chuyên đề chuyên môn theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng; Cho giáo viên cốt cán đi dự các lớp chuyên đề do Phòng GD và Sở GD tổ chức; Tổ chức cho giáo viên đi thăm quan học tập kinh nghiệm tại các trường bạn. Mỗi năm tổ chức một đến hai tháng học bồi dưỡng tin học vào dịp hè cho toàn bộ cán bộ giáo viên. Cử cán bộ đi học các lớp Quản lý giáo dục, học Trung cấp lý luận chính trị [H1.1.08.02]

2. Điểm mạnh

100% giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, trên 80% có trình độ trên chuẩn, 50% giáo viên có tay nghề khá, giỏi

3. Điểm yếu

- Một số giáo viên tham gia bồi dưỡng với tinh thần tham gia đủ nhưng không tập trung, thu hoạch sau mỗi kỳ bồi dưỡng chất lượng thấp.

- Chất lượng giáo viên không đồng đều có nhiều giáo viên do đã có tuổi sức khỏe hạn chế dẫn đến chất lượng công tác bị ảnh hưởng. Một số do trình độ đào tạo không chính quy, hạn chế về kiến thức cơ bản, phương pháp sư phạm, chưa tâm huyết với nghề nghiệp.Vẫn còn một số ít GV thiếu hụt về kiến thức cũng như kỹ năng sư phạm nên khó bồi dưỡng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên chú trọng công tác tự bồi dưỡng, tự học hỏi, tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng cáo trình độ chuyên môn, trình độ chính trị

Tăng cường công tác thanh kiểm tra nội bộ, tổ chức cho Giáo viên học hỏi lẫn nhau, giao lưu học hỏi đồng nghiệp các đơn vị bạn

5. Tự đánh giá:

5.1. Tự đánh giá từng chỉ số:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt: Đạt: Đạt:

Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.2. Tự đánh giá tiêu chí 1.8:

Đạt:

Không đạt:

Kết luận về Tiêu chuẩn 1

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đanh giá chất lượng trường TH (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w