Hằng tháng, nhà trường rà soát các biện pháp thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đanh giá chất lượng trường TH (Trang 55 - 60)

- Số lượng chỉ số không đạt yêu cầu: 4/12 chỉ số

c)Hằng tháng, nhà trường rà soát các biện pháp thực hiện kế hoạch

nhiệm vụ năm học chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng.

Nhà trường thực hiện cụ thể, rõ ràng chương trình GD và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết năm học đầy đủ. Tổ chức các buổi họp BGH mở rộng vào các thời điểm thích hợp; họp HĐSP thường kỳ, nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học.

GV có kế hoạch giảng dạy của từng môn học được triển khai cụ thể theo tiến độ thời gian.

Hằng tháng nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập.

Nhà trường triển khai cụ thể các văn bản của cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ năm học. [H3.3.01.01]

Trường có kế hoạch cụ thể về chương trình GD và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ từng năm học của trường theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. [H3.3.01.02]

Hằng năm, trường có báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết năm học đầy đủ, chính xác và hợp lý [H3.3.01.03]

Trong mỗi đợt thanh tra của Phòng GD&ĐT, đều có biên bản thanh tra việc thực hiên chương trình, nhiệm vụ năm học và các mặt hoạt động của trường. [H3.3.01.04]

Trường có kế hoạch cụ thể về chương trình GD và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ từng năm học của trường theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; mỗi năm học có 35 tuần; học kỳ I có 18 tuần; học kỳ II có 17 tuần theo đúng Công văn 9832/BGDĐT-GDTH. [H3.3.01.05]

Mỗi năm học, trường tổ chức ít nhất 2 lần hội giảng cho GV tham gia theo nhu cầu giảng dạy của GV. [H3.3.01.06]

Hằng năm, trong mỗi đợt thi đua, Hiệu trưởng - BCH công đoàn và TPT đội đều có báo cáo sơ kết toàn trường. [H3.3.01.07]

Hằng tháng, BGH tổ chức họp HĐSP nhằm đánh giá các hoạt động GD của đơn vị trong tháng, lấy ý kiến đóng góp của các tập thể, cá nhân để cải tiến biện pháp thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học và chương trình GD của trường. [H3.3.01.08]

2. Điểm mạnh.

Nhà trường phối hợp với Công đoàn, các tổ chuyên môn, chỉ đạo CBGV trong đơn vị thực hiện tốt chương trình GD theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; triển khai, bám sat và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về nhiệm vụ năm học.

Đội ngũ CB,GV của trường luôn đoàn kết, có ý thức trách nhiệm, có tinh thần học hỏi nhằm nâng cao chất lượng GD.

HS tham đi học đều, đúng độ tuổi đạt 95%; nghiêm túc thực hiện nội quy trường, lớp.

Trường được trang bị khá đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học.

3. Điểm yếu.

Việc thực hiện chương trình theo chuẩn kiến thức và kỹ năng còn có nhiều chỗ bất cập trong chương trình khung cụ thể , chưa phù hợp với đặc điểm của học sinh.

Số lượng giáo viên tham gia hội giảng chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.

Nhà trường và Công đoàn phối hợp khuyến khích giáo viên đăng ký tham gia hội giảng các cấp ngày càng nhiều hơn.

Có kiến nghi với cấp trên về một số nội dung trong chương trình cho phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh .

5. Tự đánh giá:

5.1. Tự đánh giá từng chỉ số:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt: Đạt: Đạt:

Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.2. Tự đánh giá tiêu chí 3.1:

Đạt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không đạt:

Tiêu chí 3.2: Nhà trường xây dựng kế hoạch phổ cập GDTHĐĐT và triển khai thực hiện có hiệu quả

a) Có kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học hợp lí;

b) Phối hợp với địa phương để thực hiện hiệu quả phổ cập giáo dục Tiểu học tại địa phương;

c) Mỗi năm học, rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học.

Trường luôn có kế hoạch phổ cập GDTH theo đúng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. [H3.3.02.01]

Trường luôn có kế hoạch phổ cập GDTH cụ thể, rõ ràng; phân công nhiệm vụ cho GV phù hợp với năng lực của từng người để làm tốt công tác phổ cập GDTH. [H3.3.02.02]

Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phổ cập GDTH. [H3.3.02.03]

Các phiên họp giữa nhà trường với địa phương đều có biên bản chi tiết.

[H3.3.02.04]

Các loại sổ sách hồ sơ phổ cập GDTH đầy đủ, ghi chép chính xác theo quy định. [H3.3.02.05]

Mỗi năm học, nhà trường tổ chức rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phổ cập GDTH có biên bản ghi chép nội dung cụ thể. [H3.3.02.06]

Hằng năm, trường có báo cáo sơ kết, tổng kết về phổ cập GDTH.

[H3.3.02.07]

2. Điểm mạnh.

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của ngành, của chính quyền địa phương; sự phối kết hợp hài hoà với các đơn vị trường bạn; đồng thời, nhà trường có đội ngũ GV phần lớn là người tại địa phương nên công tác phổ cập GDTH có nhiều thuận lợi.

3. Điểm yếu.

- Sự phân bố dân cư không đồng đều, khó khăn cho công tác điều tra phổ cập. Trình độ dân trí còn hạn chế, đôi khi con vướng mắc trong trong công tác phổ cập GDTH.

- Địa phương còn phó mặc công tác phổ cập giáo dục cho các nhà trường, chưa có văn bản chỉ đạo cụ thể.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.

Nhà trường thường xuyên làm tốt công tác XHHGD, phối kết hợp với chính quyền địa phương và các Ban đại diện CMHS tuyên truyền vận động trẻ đến trường đúng độ tuổi.

- Tăng cường tham mưu tốt với địa phương để làm tốt công tác pổ cập giáo dục/ 5. Tự đánh giá: 5.1. Tự đánh giá từng chỉ số: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt: Đạt: Đạt:

Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.2. Tự đánh giá tiêu chí 3.2:

Đạt:

Không đạt:

Tiêu chí 3.3: Nhà trường tổ chức hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục.

a) Có kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong năm học; b) Có kế hoạch phân công và huy động lực lượng giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động hỗ trợ giáo dục;

c) Hằng tháng, rà soát biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục.

1. Mô tả hiện trạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các năm học, nhà trường luôn có kế hoạch tổ chức các hoạt động GD; hoạt động bảo vệ môi trường; phân công GV tham gia các hoạt đông ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng GD.

Trường tổ chức cho CBGV tuyên truyền, vận động trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường tham gia học hoà nhập. Các hoạt ngoài giờ lên lớp có ảnh hưởng tich cực đến GD đạo đức cho HS; phát triển tư duy, năng khiếu, sở trường, động viên tinh thần cho HS yếu, HS khó khăn học hoà nhập. [H3.3.03.01].

Trường có kế hoạch phân công cho từng GV phối hợp với TPT đội tổ chức các hoạt động hỗ trợ GD [H3.3.03.02].

Hằng tháng, trường tiến hành rà soát biện pháp tăng cường các hoạt đông hỗ trợ GD được lồng ghép trong chương trình, nội dung họp HĐSP

[H3.3.03.03].

2. Điểm mạnh.

Nhà trường có kế hoạch cho các hoạt động hỗ trợ GD rõ ràng, có sự phân công cho GV. Đặc biệt trường có sự quan tâm chu đáo tới HS có hoàn cảnh khó khăn học hoà nhập

Các tổ chức, đoàn thể kết hợp chặt chẽ đưa các phong trào nhà trường đi lên. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã góp phần rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu,giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

3. Điểm yếu:

- Các kết quả về phong trào văn nghệ chưa cao.

- Các kế hoạch chủ yếu đang nằm trong kế hoạch chung của hiệu trưởng, chưa tách ra được thành kế hoạch riêng, cụ thể, chi tiết. Văn bản điều chỉnh kế hoạch đang mang tính chất tậm thời, thời vụ chưa pháp quy.

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đanh giá chất lượng trường TH (Trang 55 - 60)