Soạn: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Bắc Trung Bộ - Vị trí địa lí, lãnh thổ -> phát triển kinh tế- xã hội.? - Các thế mạnh và hạn chế?
- Cơ cấu nông- lâm- nghiệp? Công nghiệp? Cơ sở hạ tầng?
Tiết 40 Ngày soạn:
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Nắm được Băc Trung Bộ là vùng tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên -> Phát triển kinh tế nhiều ngành nhưng đây là vùng găp nhiều khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh. - Thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu nông- lâm- nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng
2. Kỷ năng: Quan sát, phân tích bản đồ tự nhiên, kinh tế
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm gắn bó và ý thức xây dựng quê hương.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt đông nhóm
* Giáo viên: Giáo án, SGK, bản đồ tự nhiên kinh tế Bắc Trung Bộ
* Học sinh: SGK, soạn bài
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: (1’) I.Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: (1’)
12B3 12B4
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Không
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’) BTB thuộc dải miền trung, là cầu nối giữa hai cực phát triển của đất nước, chịu ảnh hưởng của ĐBSH trong quá trình phát triển. Là vùng có điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển ảnh hưởng của ĐBSH trong quá trình phát triển. Là vùng có điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển nền kinh tế mở, tuy nhiên vùng BTB lại chịu nhiều ảnh hưởng của bão.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1(8’) Khái quát chung
- Nắm được vị trí địa lí, phân vùng lãnh thổ của vùng
- Nắm được Băc Trung Bộ là vùng tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên -> Phát triển kinh tế nhiều ngành nhưng đây là vùng găp nhiều khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh.
GV Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ Bắc Tung Bộ và chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của Bắc Trung Bộ
Yêu cầu học sinh chỉ lược đồ Việt Nam về vị trí, giới hạn của Bắc Trung Bộ và trả lời.
- Xác định vị trí địa lí của BTB - Kể tên các tỉnh trong vùng
- Đánh giá vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế- xã hội của vùng
HS trình bày
Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung GV chuẩn kiến thức.
Bằng kiến thức đã học, nội dung SGK học sinh hoạt động nhóm theo cặp đôi-> hoàn thiện phiếu học tập: * Thế mạnh: + ĐKTN, TNTN - Khí hậu. - Đất. - Khoáng sản - Rừng + Kinh tế- xã hội: - Dân cư - Di tích. - Con người * Đánh giá những khó khăn: a. Vị trí địa lí và lãnh thổ:
- Là vùng kéo dài và hẹp ngang nhất cả nước gồm 6 tỉnh.
- Tiếp giáp ĐBSH, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và biển Đông.
-> Giao lưu trao đổi với các vùng, các quốc gia bằng đường bộ và đường biển.
b. Các thế mạnh và hạn chế:
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: - Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân hóa đa dạng. - Đất: dãi đồng bằng ven biển, feralit.
- Khoáng sản: Crôm, ti tan, sắt, đá vôi - Rừng tập trung ở biên giới phía Tây.
+ Khó khăn: Chịu nhiều thiên tai; tài nguyên phân bố phân tán.
* Kinh tế- xã hội:
- Dân cư giàu truyền thống, cần cù, chịu khó - Nhiều di tích văn hóa- lịch sử.
- Nhiều nhân kiệt
+ Khó khăn: Mức sống thấp, hạ tầng kém phát triển
c. Hoạt động 2(19’) Hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp
GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận
Nhóm 1: Tìm hiểu về hoạt động lâm nghiệp Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạt động ngư nghiệp Tại sao phải đặt vấn đề hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ
->Góp phần tạo cơ cấu ngành và tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sẵn có và nâng cao th nhập cho người dân HS thảo luận và trình bày
Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung GV hoàn thiện kiến thức cho học sinh
a. Lâm nghiệp:
- Thế mạnh: diện tích rừng 2,46 trệu ha (20%); có nhiều loại gỗ quý hiếm: lim, sến, đinh -> Phat triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, lâm sản
- Khó khăn: Thiếu cơ sở vật chất, máy móc, vốn, lực lượng quản lí; cháy rừng...
- Hướng giải quyết: Khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ và trồng rừng
b. Nông nghiệp:
- Thế mạnh:
+ Đất đai da dạng: phù sa (ven biển); feralit ( đồi núi)
+ Khí hậu phân hóa đa dạng
-> Phát triển lương thực, thực phẩm ở ven biển, chăn nuôi gia súc và cây công nghiệp (trung du, miền núi)
- Khó khăn: Đất có độ phì kém, chịu nhiều thiên tai.
- Hướng giải quyết: Giải quyết tốt vấn đề lương thực
Mở rộng thị trường chế biến.
c. Ngư nghiệp:
- Thế mạnh: Bờ biển dài có nhiều hải sản - Nhiều sông lớn: Sông Mã, sông Cả. -> Phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản - Khó khăn: thiên tai
- Hướng giải quyết: Đầu tư trang thiết bị dự báo thời tiết
c. Hoạt động 3(12)Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng,giao thông vậntải
Bắc Trung Bộ có những điều kiện nào để phát triển công nghiệp?
HS:
Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp?
Hs:
Tại sao việc phát triển kinh tế của vùng phải gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng?
HS:
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tuyến đường quan trọng và ý nghĩa.
a. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp, chuyên điểm và các trung tâm công nghiệp, chuyên môn hóa.
- Có nhiều nguyên liệu: khoáng sản, nông- lâm- ngư nghiệp
- Các ngành công nghiệp trong điểm: vật liệu xây dựng( xi măng), cơ khí, luyện kim, chế biến ông- lâm- ngư nghiệp.
- Phân bố: ven biển, phía Thanh Hóa, Huế, Vinh.
b. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là GTVT
- Các tuyến giao thong quan trọng: quốc lộ 1A, 7, 8, 9, Đường Hồ Chí Minh