Kiểm tra bài cũ: (5’) Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta?

Một phần của tài liệu GÁO ÁN 12 NĂM HỌC 2010-2011 (Trang 46 - 47)

- Có mấy cách phân loại đô thị? Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội?

III. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề: (1’) GV nêu mục đích và yêu cầu của bài thực hành

2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

a. Hoạt động 1(5’) Xác định yêu cầu bài tực hành

GV Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài học , sau đó nêu yêu cầu bài thực hành.

HS trả lời.GV nhắc lại 2 yêu cầu của bài học

- Chọn và vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân theo đầu người của các vùng nước ta năm 2004. - Phân tích bảng số liệu để rút ra nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng giữa các vùng qua các năm

b. Hoạt động 2(12’) Xác định loại biểu đồ thích hợp

GV: Bảng số liệu có 3 năm nhưng baidf tập chỉ yêu cầu vẽ năm 2004.

Vậy loại biểu đồ nào là thích hợp nhất với số liệu yêu cầu của bài tập?

HS trả lời.

GV: Qua nhiều phương án trả lời của học sinh, GV xác định loại biểu đồ cần vẽ.

Loại biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ hình cột. Học sinh vẽ vào vở.

c. Hoạt động 3(17’) Phân tích bảng số liệu

GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm cặp đôi, nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người/ tháng giữa các vùng qua các năm.

* Gợi ý: So sánh các chỉ số theo hàng ngang để thấy sự thay đổi qua các năm.

Tính tốc độ tăng?

So sánh các chỉ số theo hàng dọc để tìm sự khác nhau về mức thu nhập bình quân theo đầu người/ tháng giữa các vùng?

Tính xem giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất chênh nhau bao nhiêu?

Nguyên nhân của sự chênh lệch đó?

- Mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng của các vùng đều tăng, trừ Tây Nguyên, có sự biến động 1999->2002 giảm từ 344,7 ->244,0 rồi tăng lên 390,2 vào năm 2004.

- Mức độ thu nhập bình quân đầu người/ tháng giữa các vùng có sự chênh lệch lớn.

Ví dụ:

ĐNB: 833,0 nghìn đồng Tây Bắc: 265,70 nghìn đồng

-> Đông Nam Bộ gấp 3 lần Tây Bắc.

- Tốc độ tăng: TB tăng 1,27 lần; ĐB 1,8 lần - Nguyên nhân: do các vùng khác nhau về + Trình độ phát triển kinh tế.

+ Số dân

Ví dụ: ĐBSH mức độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng dân số rất đông.

ĐBSCL mức độ tăng trưởng kinh tế không cao nhưng dân số ít.

ĐNB là vùng có mức độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tổng thu nhập lớn.

Một phần của tài liệu GÁO ÁN 12 NĂM HỌC 2010-2011 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w