những nhân tố nào? Tại sao?
- Vì sao kinh tế trang trại rất phát triển ở ĐBSCL?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’) Xe đạp, đôi dép, áo quần đều là sản phẩm của ngành công nghiệp. Vậy công nghiệp là gì? Có những đặc trưng cơ bản nào? nghiệp là gì? Có những đặc trưng cơ bản nào?
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1(13’) Cơ cấu công nghiệp theo ngành.
GV yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết:
- Khái niệm cơ cấu ngành công nghiệp?
- C/m cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng? HS: Nêu 3 nhóm ngành kinh tế chính? CN trọng điểm là gì? HS GV: CN trọng điểm là ngành có thế mạnh về: TNTN, lao động, thị trường lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
GV Chuẩn kiến thức.
HS quan sát hình 26.1 SGK rút ra nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta?
HS:
Hướng hoàn thiện cơ cấu công nghiêp? HS:
Trong các hướng hoàn thiện cơ cấu công nghiệp đó, nước ta gặp khó khăn nhất ở điểm nào? HS:
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khả đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính:
+ CN khai thác. + CN chế biến.
+ CN sản xuất điện, phân phối điện, khí đốt và nước
* Nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm. - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới: + Tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.
+ Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt.
- Hướng hoàn thiện:
+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp điều kiện Việt Nam, thích ứng nền kinh tế thế giới.
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị.
b. Hoạt động 2(11’) Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
GV Yêu cầu học sinh quan sát hình 26.2 và bản đồ công nghiệp chung SGK
- Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta?
- Tại sao lại có sự phân hóa đó? HS:
GV dùng bảng phụ đưa các số liệu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta phân theo vùng năm 2005 Cả nước 100% TDMNBB ĐBSH BTB DHNTB TN ĐNB ĐBSCL 4,6 19,6 2,3 4,3 0,7 56 8,8 - Tập trung ở một số khu vực: + ĐBSH và vùng phụ cận + ĐNB
+ Duyên hải miền trung.
+ Vùng núi, vùng sâu, vùng xa công nghiệp chậm phát triển, phân bố rời rạc.
- Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Vị trí địa lí. + TNTN. + Lao động. + Vốn, cơ sở hạ tầng. - Những vùng có tỷ trọng công nghiệp lớn: ĐNB và ĐBSH
c. Hoạt động 3(9’) Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.
GV Yêu cầu học sinh quan sát hình 26.3 SGK: Sơ đồ công nghiệp theo thành phần kinh tế.
- Nhận xét về cơ câu ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta?
- Xu hướng chuyển dịch của các thành phần? HS:
GV lưu ý: Khu vực nhà nước giảm dần về số lượng doanh nghiệp, thu hẹp phạm vi hoạt động trong một số ngành nhưng vẫn giữ vai trò quyết định đối với một số ngành then chốt.
- Đã có những thay đổi sâu sắc, các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng.
- Xu hướng chung:
+ Giảm tỷ trọng khu vực nhà nước.
+ Tăng tỷ trọng khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.