Kiểm tra bài cũ: (7’) Những mặt mạnh và hạn chế của lực lượng lao động ở nước ta? Biện pháp để nâng cao chất lượng lao động ở nước ta?

Một phần của tài liệu GÁO ÁN 12 NĂM HỌC 2010-2011 (Trang 44 - 45)

để nâng cao chất lượng lao động ở nước ta?

- Hướng gải quyết việc làm ở nước ta?

III. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề: (1’) GV đặt câu hỏi: Đô thị hóa là gì? -> Là quá trinhi tănh nhanh dân số thành thị và phổ biến lối sống thành thị. Vậy quá trình đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì? Ảnh hướng như thế phổ biến lối sống thành thị. Vậy quá trình đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì? Ảnh hướng như thế nào đến phát triển kinh tế- xã hội?

2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

a. Hoạt động 1(16’)

Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.

GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm 1: Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của mình chứng minh rằng nước ta có quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. Thành Cổ Loa, kinh đô của nhà nước Âu Lạc được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta.

TK XI: Thăng Long.

TK XVI-XVIII: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẳng, Phố Hiến...

Thời Pháp thuộc: Các đô thị nhỏ và có chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự.

TK XX: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...

GV: Dựa vào bảng số liệu 18.1 SGK hãy nhận xét về sự thay đổi dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong dân số của cả nước (1990-2005)?

Số dân thành thị nước ta ngyaf càng tăng, năm 2003 là 22,3 triệu người.

Dựa vào bảng 18.2 SGK và kết quả tính toán (GV

yêu cầu học sinh tính số đô thị /1000km2) hãy

nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước.

Ví dụ: ĐNB mật độ đô thị không cao: 2,4 đô thị/

1000km2, song đô thị cao nhất 6928 nghìn người.

ĐBSH có mật độ đô thị cao nhất nước: 8 đô thị/

1000km2, song dân đô thị lại không cao lắm 4547

nghìn người.

* Chuyển ý: Đến năm 2006 cả nước có khoảng 689 đô thị, vậy các đô thị được phân loại như thế nào?

- Đô thị hóa ở Việt Nam xuất hiện từ rất sớm (thế kỉ III TCN)

a. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp: trình độ đô thị hóa thấp:

- Quá trình đô thị hóa chậm:

+ Xuất hiện từ thế kỉ III TCN đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa)

+ Diễn ra không giống nhau giữa các thời kì và các miền, đến năm 2005 tỷ lệ dân đô thị mới là 26,9%.

- Trình độ đô thị hóa thấp: + Tỷ lệ dân đô thị thấp. + Cơ sở hạ tầng thấp.

b. Tỷ lệ dân thành thị tăng:

- Dân thành thị ngày càng tăng, năm 2005 đạt 26,9 %, tăng 7,4% so với năm 1990 (19,5%). - Tỷ lệdaan thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực.

c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

- Tập trung ở đồng bằng Sông Hồng: 8 đô thị/

1000 km2

- Nơi thưa thớt là Tây Nguyên: 1 đô thị/1000 km2

- Quy mô, chất lượng, số dân đô thị rất khác nhau giữa các vùng.

Dựa vào các tiêu chí: số dân, chức năng, mật độ

dân số, tỷ lệ dân phi nông nghiệp. a. Theo tiêu chí tổng hợp:Đô thị nước ta chia làm 6 loại:

- Loại đặc biệt: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Loại 1, 2, 3, 4, 5

b. Căn cứ theo cấp quản lí: 2 loại

- Đô thị trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẳng, Cần Thơ

c. Hoạt động 3 (10’) Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội

HS tiến hành thảo luận về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội?

Liên hệ thực tế địa phương?

Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp: 70,4%GDP cả nước.

84% GDP công nghiệp- xây dựng. 87% GDP dịch vụ.

80% ngân sách nhà nước.

a. Tích cực:

- Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội của địa phương các vùng.

- Tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

b. Tiêu cực:

- Ô nhiễm môi trường.

- Phức tạp về an ninh, trật tự xã hội

Một phần của tài liệu GÁO ÁN 12 NĂM HỌC 2010-2011 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w