1/ Ổn định lớp:
2/ Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ những đứa trẻ trò chuyện bên hàng rào.
3/ Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng đoạn văn trong văn bản Cố hương mà em thích. -Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Cố hương.
4/ Giới thiệu bài:
Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng trải qua một thời thơ ấu với những kỉ niệm buồn vui khác nhau. Nhưng thời thơ ấu của Gorki thì như thế nào? Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản: Những đứa trẻ của Mác Xim Gorki.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Cho HS đọc phần chú thích *
-HS tóm tắt đôi nét về tác giả-tác phẩm. -GV bổ sung.
GV nêu cách đọc: chú ý ngôn ngữ nhân vật. -GV đọc mẫu một đoạn. -Gọi HS đọc. -GV tóm tắt phần trước (SGK văn 8 cũ). I-Đọc-tìm hiểu chú thích: 1.Tác giả-tác phẩm. 2.Đọc tóm tắt văn bản. 3.Chú thích. II-Đọc-hiểu văn bản: 1.Bố cục: 3 phần. 2.Phân tích.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú thích.
Hỏi: Văn bản có thể phân ra làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.
Gợi ý:
Phân ra làm 3 phần.
1.Tình bạn tuổi thơ trong trắng. 2.Tình bạn bị cấm đoán.
3.Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn. HS tóm tắt văn bản.
Hỏi: Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ? Tìm ra điểm giống và khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng?
-Cho HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, thời gian là 3 phút.
-Cho đại diện nhóm phát biểu. -GV chốt lại.
Hỏi; Quan hệ giữa hai gia đình như thế nào? Tại sao lại bọn trẻ chơi than với nhau?
Hỏi: Đọc đoạn truyện tự thuật này em cảm nhận tình bạn giữa bọn trẻ như thế nào? Tại sao nhà văn có thể khắc ghi sâu sắc và kể lại xúc động như vậy?
GV: Tìm những đoạn văn, câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa nhìn nhận về những đứa trẻ.
Hỏi: Phân tích những cảm nhận nhận xét bằng những giàu hình ảnh so sánh của nhà văn?
-GV phân nhóm cho HS thảo luận (hai nhóm, mỗi nhóm một hình ảnh để nhận xét)
-Sau đó cho HS báo cáo nhận xét.
Hỏi: Chuyện đời thường và vườn cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Gorki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này?
Hình ảnh người bà nhân hậu: kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, khái quát “có lẽ tình cảm những người bà đều tốt”, chúng kể về ngày trước, trước kia, có lúc… -thể hiện sự nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp.
Hỏi: Vì sao trong câu chuyện Aliôsa (nhà văn) không nhắc đến tên của bọn trẻ nhà đại tá? (câu chuyện thêm khái quát đậm đà màu sắc cổ tích)
Cho HS đọc.
Cho HS kể diễn cảm lại câu chuyện.
a)Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
-Aliosa: Bố mất, ở với bà ngoại (người lao động bình thường).
-Ba đứa trẻ con đại tá: Mẹ mất, sống với bố và dì ghẻ (quý tộc)
-Bọn trẻ quen nhau tình cờ: Aliôsa cứu thằng em bị ngã xuống giếng-chúng chơi thân với nhau vì có cảnh ngộ giống nhau.
-Tình bạn trong sáng hồn nhiên.
b)Những quan sát và nhận xét tinh tế của Aliôsa.
-Khi thấy những đứa trẻ kể chuyện mẹ chết “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”-sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu.
-Sự cảm thông của Aliôsa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
-Khi đại tá bất chợt xuống hiên “chúng lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà khiến tôi nghĩ đến những con ngỗng…”- so sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được thế giới nội tâm của chúng đồng thời cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn.
c)Chuyện đời thường và vườn cổ tích.
-Chi tiết các bạn trẻ nhắc đến dì ghẻ-Aliôsa liên tưởng đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích: trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng thương các bạn.
Aliôsa lạc vào thế giới cổ tích- động viên các bạn và nỗi thất vọng trẻ thơ-khao khát tình yêu thương của mẹ.
⇒Yếu tố cổ tích làm cho truyện nay chất thơ-ước mong hạnh phúc yêu thương trẻ thơ hiền hậu đáng yêu.
*Ghi nhớ: III-Luyện tập:
III/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
-Cần nắm chắc nội dung và nghệ thuật của câu chuyện. -Kể chuyện về người bạn của em.
-Chuẩn bị bài: trả bài kiểm tra.
Ngày soạn:…./…./200… Ngày dạy:…../…../200… TUẦN: 18 Tiết: 86, 87, 88, 89, 90. Bài: 17 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I/ MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:
-Củng cố nâng cao kiến thức đã học ở kĩ năng làm văn tự sự.
-Tự đánh giá trình độ, năng lực của bản thân về kĩ năng xây dựng cốt truyện, nhân vật…
-Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm văn của mình, tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
II/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1/ Ổn định lớp: 1/ Ổn định lớp:
2/ Chuẩn bị:
-Bài kiểm tra của HS. -Bảng sửa lỗi.
3/ Kiểm tra bài cũ:4/ Giới thiệu bài: 4/ Giới thiệu bài:
Ở tiết học trước các em đã thực hành viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận, nhưng bài làm của các em có đáp ứng đầy đủ các yếu tố đó hay không? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu và sửa chữa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
-GV chép đề lên bảng. -HS phân tích đề.
-Thảo luận xây dựng dàn ý.
-GV thống nhất ghi dàn ý lên bảng và thông báo điểm cho từng phần.
Dàn ý.
GV nhận xét những ưu điểm có bảng khái quát, có đưa ra những
I-Đề bài:
Kể lại một cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày 22/12 và em là người nói lên những suy nghĩ tình cảm của mình về trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ trước.
II-Yêu cầu:
Bài viết có bố cục rõ ràng.
-Mở bài: Giới thiệu tình huống gặp gỡ. (2đ) -Thân bài: (5đ)
đoạn văn, câu văn tiêu biểu cụ thể tuyên dương kịp thời như em: Cẩm, Miền, Huyền, Hạnh…
Chỉ ra những tồn tại cơ bản đã ghi trong từng bài trên cần chỉ và sửa chữa cụ thể để HS làm mẫu chữa trong bài của mình.
-GV đưa cho lớp trưởng trả bài. -HS tự xem lại bài và chữa lỗi, GV hướng dẫn HS chữa lỗi.
Ví dụ: 5 em xét-xem xét.
Ví dụ: Chi đoàn trưởng-tiểu đoàn trưởng.
GV nêu một vài đoạn văn mắc lỗi diễn đạt tiêu biểu.
-Gọi điểm vào sổ. -Đọc các bài-khá tốt.
+Kể lại câu chuyện xen tả cảnh, tả người. +Ngôn ngữ đối thoại.
+Lời phát biểu nói những gì? -Kết bài: (2đ)
Ấn tượng của em về buổi gặp gỡ đó. -Hình thức: (1đ)
Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. III-Nhận xét bài làm của HS. 1.Ưu điểm:
-Bài viết có bố cục rõ ràng, biết tạo tình huống gặp gỡ tự nhiên.
-Kể sự việc gặp gỡ ngắn gọn, tình cảm thân mật, nêu được lời phát biểu của mình.
-Biết tạo ra lời thoại cụ thể chân thật. 2.Tồn tại.
-Một số em tạo ra tình huống going ép, giới thiệu chưa cụ thể địa điểm gặp gỡ ở đâu, thời điểm nào?
-Lời phát biểu nhiều em còn chung chung chưa biết xây dựng lời nói cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và mục tiêu chủ đề nói của mình.
IV-Chữa bài và chữa lỗi: 1.Lỗi chính tả.
2.Lỗi dùng từ. 3.Lỗi diễn đạt.
IV/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
-Nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
-Chuẩn bị: trả bài kiểm tra Tiếng Việt và văn học hiện đại.
Ngày soạn:…./…./200… Ngày dạy:…../…../200… Tiết: 88, 89. TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (TT) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: GHS:
-Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong cách của thể thơ tám chữ.
-Phát huy tinh thần sáng tạo hứng thú trong học tập rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. -Tiếp tục nhận diện thể thơ tám chữ.
II/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1/ Ổn định lớp: 1/ Ổn định lớp:
2/ Chuẩn bị:
Một số đoạn thơ tám chữ.
3/ Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm của thể thơ tám chữ.
Ở tiết 54 các em đã được tìm hiểu và nhận diện được thể thơ tám chữ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tiếp thơ tám chữ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
-Cho HS đọc khổ thơ trong SGK.
-Cho HS tiến hành điền từ thích hợp vào chỗ trống.
-Cho lớp nhận xét-GV bổ sung. GV hướng dẫn HS viết thêm câu cuối cho khổ thơ.
-Cho HS nghĩ teat.
-Cho mỗi tổ cử đại diện đọc và bình trước lớp bài thơ đã chuẩn bị.
-Cho cả lớp nhận xét, đánh giá các bài thơ… theo các yêu cầu.
+Bài thơ đã đúng thể tám chữ chưa?
+Bài thơ có vần chưa? Cách gieo vần như thế nào?
+Kết cấu bài thơ có hợp lý không?
+Nội dung cảm xúc có chân thành, sâu sắc không?
+Chủ đề bài thơ đó có ý nghĩa gì?
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
-Lớp nhận xét, bổ sung. -Phải đảm bảo đúng tám chữ.
-Vừa đúng vần, vừa phù hợp với ý thơ và nội dung cảm xúc của các câu trước…
-Lớp nhận xét, bổ sung. -Phải đảm bảo đúng tám chữ.
-Vừa đúng vần, vừa phù hợp với ý thơ và nội dung cảm xúc của các câu trước…
I-Thực hành làm thơ tám chữ:
1.Điền thêm từ vào chỗ trống.
2.Viết thêm câu cuối cho khổ thơ.
3.Làm một bài thơ với chủ đề tự chọn.
4/Củng cố
Nêu lại nội dung cơ bản của bài học 5/HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
-Sưu tầm, tìm đọc thêm một số bài thơ tám chữ. -Cần nắm vững về đặc điểm của thể thơ tám chữ. -Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra học kì 1.