HS LÀM BÀI, GV THU BÀI VÀ NHẬN XÉT:

Một phần của tài liệu GIAO AN VAN 9 (Trang 107 - 109)

Yêu cầu đáp án như sau:

A/ Trắc nghiệm:

Câu 1: B; Câu 2: C; Câu 3: B; Câu 4: Phân biệt nghĩa. -Điềm đạm: Là ôn tồn, từ tốn, không nóng nảy.

-Điềm tĩnh: Là không dao động, không nao núng, không hoảng sợ… (tĩnh là lặng lẽ)

Câu 5: A; Câu 6: B.

B/ Phần tự luận:Câu 1: Câu 1:

-Biện pháp tu từ ẩn dụ qua hình ảnh “Mặt trời” ở câu 2. -Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ:

+Phản ánh con người và cuộc sống, niềm tin tương lai của mẹ, hy vọng sống, cỗ vũ động viên mẹ vượt qua gian khó “Con là mặt trời của mẹ”-thế hệ cách mạng tương lai của đất nước.

+Biểu hiện: Tình cảm yêu thương sâu nặng của Tà ôi.

Câu 2: Các từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, dàu dàu… vừa gợi hình gợi cảm: -Cảnh vật hoang vu buồn tẻ.

-Sự linh cảm về điều gì đó.

-Sự cảm thông của Kiều, đa cảm trước thân phận bị bỏ rơi của người dưới nắm mồ vô chủ.

III/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

Chuẩn bị bài: Luyện nói: tự sự kết hợp với biểu cảm, nghị luận, chuyển đổi ngôi kể.

Ngày soạn:…./…./200… Ngày dạy:…../…../200…

LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI BIỂU CẢM,NGHỊ LUẬN, CHUYỂN ĐỔI NGÔI KỂ NGHỊ LUẬN, CHUYỂN ĐỔI NGÔI KỂ I/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp:2/ Chuẩn bị: 2/ Chuẩn bị:

-GV: Giáo án, SGK, SGV. -HS: Chuẩn bị bài trước.

3/ Kiểm tra bài cũ:

-HS1: Nêu vai trò của yếu tố lập luận, biểu cảm trong văn tự sự. -HS2: Nêu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.

4/ Giới thiệu bài:

Để giúp các em biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, lập luận, có đối thoại và độc thoại… Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành tập nói.

II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS về bài mới.

-GV cho các tổ báo cáo về sự chuẩn bị của các thành viên trong tổ-tuyên dương phê bình các đối tượng (cả lớp).

-GV phân lớp ra làm 4 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận một việc theo yêu cầu của giáo viên.

-Các nhóm thảo luận 5-7 phút-yêu cầu thảo luận có chất lượng, ai cũng đưa ra ý kiến.

-Mỗi nhóm cử một đại diện của mình lên bảng theo yêu cầu của GV.

-Cả lớp theo dõi sự chuẩn bị của bạn, nhận xét, bổ sung.

-GV kết luận những nội dung cần nói về đề tài. Cho điểm biểu dương các em nói tốt.

-Nhận xét giờ luyện nói cho HS rút kinh nghiệm.

I-Chuẩn bị bài nói ở nhà: 1.Đề bài:

Đóng vai Vũ Nương kể lại chuyện Người con gái Nam Xương về sự việc Vũ Nương bị oan.

2.Yêu cầu nội dung.

a)Vũ Nương tự giới thiệu hoàn cảnh của mình (tôi con nhà kẻ khó, có chút dung nhan được chàng trương Sinh…)

b)Vũ Nương kể về tâm trạng khi chia tay với chàng Trương Sinh.

-Kể lại cảnh sống ở nhà. c)Kể sự việc Trương Sinh trở về:

Tâm trạng khi bị Trương Sinh hất hủi.

3.Thảo luận.

II-Luyện nói trên lớp:

-Tự nhiên, rành mạch rõ ràng, hướng tới người nghe.

-Chú ý phát âm, giọng điệu…

III/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

-Chú ý kĩ năng khi nói, tâm trạng của nhân vật ở ngôi thứ nhất. -Hoàn thành bài văn.

-Chuẩn bị bài: Kiểm tra văn học hiện đại.

Ngày dạy:…../…../200…

Tiết: 75

KIỂM TRA VĂN HỌC HIỆN ĐẠII/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp:2/ Chuẩn bị: 2/ Chuẩn bị:

-GV: Xây dựng đề bài kiểm tra. -HS: Chuẩn bị giấy, bút.

3/ Kiểm tra bài cũ:

(Không kiểm tra bài cũ)

4/ Giới thiệu bài:

Để kiểm tra về việc em có nắm được nội dung các bài thơ, truyện hiện đại đã học ở mức độ như thế nào? Để qua đó có thái độ khắc phục những điểm còn yếu kém… Tiết học hôm nay, sẽ tiến hành kiểm tra 1 tiết.

Một phần của tài liệu GIAO AN VAN 9 (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w