MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Một phần của tài liệu GIAO AN VAN 9 (Trang 54 - 56)

III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

I/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

II/ CHUẨN BỊ:

-GV: Giáo án, SGK, SGV. -HS: Chuẩn bị bài trước.

III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:1/ Ổn định lớp: 1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

-HS1: Nêu đặc điểm của văn tự sự. -HS2: Nêu đặc điểm của văn miêu tả.

3/ Bài mới:a/ Giới thiệu bài: a/ Giới thiệu bài:

Trong thực tế ít có một văn bản nào thuần nhất. Thường luôn có sự kết hợp, đan xen giữa các phương thức biểu đạt, trong đó có một phương thức chính. Tự sự lấy kể việc, trình bày diễn biến của sự việc là chính, nhưng bao giờ cũng có kết hợp với miêu tả và biểu cảm… để cho bài văn thêm sinh động và hấp dẫn.

b/ Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Cho HS đọc đoạn trích. Hỏi: Đoạn trích kể về việc gì?

Hỏi: Sự việc ấy diễn biến như thế nào?

Hỏi: Các sự việc bạn đưa ra nếu chỉ để kể như vậy có sinh động không?

(Cho 1 HS diễn đạt các sự việc thành đoạn văn). So sánh hai đoạn văn.

Hỏi: Đoạn văn nào hay hơn? Yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện một cách sinh động?

Cho HS đọc.

GV: Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích…

-Phân lớp làm nhiều nhóm, mỗi nhóm tìm 1 nhân vật, 1 phần.

Hỏi: Tả chung về hai chị em gồm có từ ngữ nào? Tả Thuý Vân? Tả Thuý Kiều?

Hỏi: Đoạn trích tả cảnh ngày xuân tác giả tả vào những đặc điểm nào?

Cảnh thiên nhiên?

Không khí ngày hội mùa xuân?

Hỏi: Dụng ý của tác giả dựng lên những nhân vật và con người, cảnh như vậy có tác dụng gì?

HS đọc bài tập-yêu cầu kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi xuân.

-Giới thiệu khung cảnh chung (miêu tả thiên nhiên) và chị em Thuý Kiều đi hội.

-Tả thiên nhiên trên cánh đồng. -Tả lễ hội mùa xuân (không khí).

-Tả con người trong lễ hội (diễn biến sự việc. -Cảnh ra về.

Hỏi: Yêu cầu: thuyết minh cần giới thiệu những đặc điểm gì?

-Giới thiệu chung về hai chị em: Nguồn gốc, nhân vật, vẻ đẹp chung (sắc, tâm hồn) như thế nào?

-Mỗi nhân vật em sẽ chọn chi tiết nào?

-Nhận xét giới thiệu về nghệ thuật tả cảnh như thế nào?

I-Vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự:

Ví dụ:

-Sự việc: Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.

-Kể sách đánh giặc.

-Diễn biến: Quân Thanh ra bắn phun khói lửa; Quân Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên.

-Quân Thanh đại bại, tướng Sầm Nghi Đống thắt cổ.

*Ghi nhớ: SGK. II-Luyện tập: 1.Bài tập 1.

Đoạn 1: Chị em Thuý Kiều. -Tả người: Dùng hình ảnh thiên nhiên miêu tả hai chị em Thuý Kiều ở nhiều nét đẹp.

+Thuý Vân: Hoa cười ngọc thốt.

+Thuý Kiều: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.

Đoạn 2: Cảnh ngày xuân. -Tả cảnh.

+Ngày xuân con én… +Cỏ non xanh tân…

-Tác dụng: Chân dung nhân vật tươi đẹp.

Cảnh tươi sáng phù hợp xã hội của nhân vật trong ngày hội.

2.Bài tập 2:

Chị em Thuý Kiều đi chơi buổi chiều thanh minh.

-Giới thiệu khung cảnh chung và chị em Thuý Kiều đi hội.

-Tả cảnh.

-Tả không khí lễ hội. -Tả con người trong lễ hội. -Cảnh ra về.

3.Bài tập 3.

Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều-Yêu cầu thuyết minh.

Vân.

-Giới thiệu nhân vật Thuý Kiều.

-Giới thiệu nghệ thuật miêu tả.

4/ Củng cố:

HS nhắc lại ghi nhớ 5/ Hướng dẫn học ở nhà:

-Viết tiếp những đoạn văn còn lại ở bài tập 2 và 3. -Nắm được vai trò của miêu tả trong tự sự.

-Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 2

Ngày soạn:16 / 10 / 2006 Ngày dạy:20 / 10 / 2006

Tiết: 33

Một phần của tài liệu GIAO AN VAN 9 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w