THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN (Trích: Tuyện Kiều)

Một phần của tài liệu GIAO AN VAN 9 (Trang 59 - 64)

III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

b/ Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và

THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN (Trích: Tuyện Kiều)

(Trích: Tuyện Kiều)

I/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

- Qua đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán, hiểu được tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thuý Kiều và ước mơ công lý trong thời đại Nguyễn Du

- Thấy được tài năng nghệ thuật xây nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.

II/ CHUẨN BỊ:

-GV: Giáo án, SGK, SGV.

III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:1/ Ổn định lớp: 1/ Ổn định lớp:

-HS: Chuẩn bị bài trước.

2/ Kiểm tra bài cũ:

-HS1: Đọc thuộc lòng những câu thơ miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh. Phân tích những nét bản chất của nhân vật được thể hiện qua ngoại hình.

-HS2: Tâm trạng của Kiều khi gặp Mã Giám Sinh như thế nào? Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”.

3/ Bài mới:a/ Giới thiệu bài: a/ Giới thiệu bài:

Trải qua “Hết nạn nọ đến nạn kia”, Kiều đã nếm đủ mọi điều đắng cay, tưởng nàng phải buông xuôi trước số phận… Chính lúc Kiều thất vọng thì Từ Hải xuất hiện chẳng những cứu Kiều thoát khỏi cuộc sống lầu xanh mà còn đưa nàng thân phận “con ong cái kiến” bước lên địa vị một quan toà cầm cán cân công lý “ơn đền oán trả”…

b/ Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hỏi: Cho biết vị trí đọan trích? GV hướng dẫn cách đọc. -GV đọc mẫu.

-Gọi HS đọc.

Chú ý các chú thích: 1, 2, 3, 4.

Hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? HS trả lời dựa vào sự chuẩn bị ở nhà. Gợi ý:

Chia làm hai phần:

1.12 câu đầu: Thuý Kiều báo ân. 2.Còn lại: Thuý Kiều báo oán. Cho HS đọc lại 12 câu đầu.

Hỏi: Đây là lời của ai nói với ai? Hình ảnh Thúc Sinh hiện lên như thế nào? Em cảm nhận gì về tính cách của Thúc Sinh?

HS thảo luận-trả lời. Gợi ý:

-Lời của Kiều nói với Thúc Sinh.

-Trước cảnh gươm giáo Thúc Sinh run rẩy “mặt như chàm đổ” –tái xám tội nghiệp –tính cách nhu nhược.

Hỏi: Lời của Kiều thể hiện bản chất gì ở nàng? Nàng ơn Thúc Sinh những gì?

Hỏi: Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng những từ ngữ nào? Phân tích thái độ trả ơn của Thuý Kiều.

Hỏi: Tại sao khi nói với Thúc Sinh, Kiều lại nói về Hoạn Thư? Kiều dùng ngôn ngữ như thế nào? Vì sao Nguyễn Du lại lựa chọn ngôn ngữ đó cho Kiều?

HS thảo luận-trả lời. Gợi ý:

Thành ngữ quen thuộc.

-Kẻ cắp gặp bà già: Nói về cái ác.

-Kiến bò miệng chén theo quan điểm của nhân dân – dùng lời nhân dân.

Hỏi: Qua hành động trả ơn Thúc Sinh, em cảm nhận lòng Thuý Kiều như thế nào?

GV trả lời-GV khái quát. Cho HS đọc phần còn lại.

Hỏi: Khi Hoạn Thư xuất hiện Kiều đã nói những

I - Vị trí đọan trích: Nằm ở cuối phần thứ hai của truyện. II-Đọc-hiểu văn bản. 1. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả 2.Bố cục: 2 phần. III- Phân tích.

1)Cảnh Thuý Kiều trả ơn Thúc Sinh.

-Lời của Kiều: Trọng tấm lòng và giúp đỡ mà Thúc Sinh dành cho nàng.

+Ơn cứu nàng khỏi lầu xanh.

-Sâm Thương, chữ nghĩa, chữ tòng, cố nhân tạ lòng: Dùng từ ngữ trang trọng –lòng biết ơn trân trọng.

-Thuý Kiều nói về Hoạn Thư bởi Hoạn Thư chính là người gây nỗi khổ đau cho nàng… cho nên nói bằng ngôn ngữ nôm na, thành ngữ quen thuộc.

2) Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư.

-Lời nói hành động của Kiều biểu thị thái độ mỉa mai đối với Hoạn Thư.

⇒Thái độ đó phù hợp với tính cách bản chất của Hoạn Thư “Bề ngoài thơn thớt nói cười”.

Hình ảnh Hoạn Thư.

-Hoạn Thư xuất hiện với hồn lạc phách xiêu, sợ hãi.

gì? Em cảm nhận và phân tích giọng điệu của Thuý Kiều với Hoạn Thư như thế nào?

(Phát hiện cách chào của Thuý Kiều với Hoạn Thư và ngôn ngữ nói với Hoạn Thư).

HS: Thảo luận-trả lời. Gợi ý:

-Chào thưa “tiểu thư” – như đòn roi quất mạnh vào danh gia họ Hoạn.

-Đay nghiến: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt… Hỏi: Hình ảnh Hoạn Thư xuất hiện trong màn báo oán như thế nào? Vì sao?

Phân tích ngôn ngữ của Hoạn Thư-tính cách đó như thế nào?

(Gợi cho HS thấy những lời nói khác nhau). HS: Phân tích.

Gợi ý: Ban đầu nhận định hành động ghen tuông là bản chất đàn bà cùng Kiều đưa mụ từ kẻ tội nhân thành nạn nhân của chế độ đa thê; kể “công” đã thương cho Kiều ở gác Quan Âm và không truy đuổi nàng; nhận tội lỗi và mong được tha thứ.

HS thảo luận những nét chính về nội dung-nghệ thuật.

GV: Nhận xét-bổ sung. GV khái quát.

Cho HS đọc.

-Là một con người ranh ma quỷ quyệt

IV-Tổng kết:

-Nội dung: Thể hiện khát vọng công lý chính nghĩa.

-Nghệ thuật: Miêu tả nhân vật qua đối thoại.

*Ghi nhớ: SGK.

4/ Củng cố:

HS nhắc lại ghi nhớ 5/ Hướng dẫn học ở nhà:

-Học thuộc lòng đoạn trích.

-Bài tập: Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của Thuý Kiều và Hoạn Thư.

-Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Ngày soạn:21 /10 / 2006 Ngày dạy:25 /10 / 2006

Tiết: 38, 39.

Văn bản :LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích: Truyện Lục Vân Tiên)

I/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

- Nắm được cốt truyện Lục Vân Tiên, qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu đời, giúp người của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

- Thấy được đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu.

II/ CHUẨN BỊ:

-Chân dung Nguyễn Đình Chiểu. -Tranh minh hoạ đoạn trích.

III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:1/ Ổn định lớp: 1/ Ổn định lớp:

-HS1: Qua đoạn trích: “Thuý Kiều báo ân báo oán” thì hình ảnh Thúc Sinh hiện lên như thế nào? Em cảm nhận gì về tính cách của Thúc Sinh?

-HS2: Khi Hoạn Thư xuất hiện Kiều đã nói những gì? Em cảm nhận và phân tích giọng điệu của Thuý Kiều với Hoạn Thư như thế nào?

3/ Bài mới:a/ Giới thiệu bài: a/ Giới thiệu bài:

Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Có thể nói truyện Lục Vân Tiên như một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người, có cái ưu điểm lớn là diễn tả được thực những tình cảm của cả một dân tộc.

b/ Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

-Cho HS đọc ở phần chú thích.

-Cho HS tóm tắt đôi nét về tác giả-tác phẩm. -GV bổ sung.

-Cho HS đọc phần tóm tắt tác phẩm. -Cho 1, 2 HS tóm tắt lại.

Hỏi: Tác phẩm là một thiên tự truyện, em hãy tìm những tình tiết của truyện trùng với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu?

Sự khác biệt ở cuối truyện như thế nào? Y nghĩa? HS: Thảo luận trả lời.

-GV nêu cách đọc-đọc mẫu. -Gọi HS đọc.

Tìm hiểu chú thích các từ ngữ: 4, 6, 8, 9, 12, 14, 20.

Hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?

HS: trả lời. Gợi ý:

Chia làm hai phần.

1.Hình ảnh Lục Vân Tiên. 2.Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga. Cho HS đọc đoạn 1.

Hỏi: Em hiểu được những gì về chàng trai này trước khi đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga?

(Chàng trai trẻ trung 16-17 tuổi lòng nay hâm hở, muốn lập công danh).

Hỏi: Trong hành động đánh cướp, em hình dung như thế nào về Lục Vân Tiên?

Hỏi: Lực lượng giữa hai bên đối lập, vì sao Vân Tiên hành động như vậy?

Hỏi: Hình ảnh và hành động đó của Vân Tiên gợi nhớ tới hành động của một nhân vật trong truyện cổ nào?

(Hình ảnh Triệu Tử Long-dũng tướng trong Tam Quốc). I-Giới thiệu: 1.Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822- 1888) ( SGK / 112) 2. Tác phẩm: 4 phần.

-Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.

-Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.

-Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ được lòng chung thuỷ.

-Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.

⇒Tác phẩm là một thiên tự truyện.

Phần cuối: Nói ước mơ và khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu. II-Đọc-hiểu văn bản: - Bố cục: 2 phần. III- Phân tích: 1)Hình ảnh Lục Vân Tiên. a)Khi cứu Kiều Nguyệt Nga.

-Nỗi giận lôi đình. -Tả đột hữu xông.

⇒Vân Tiên hành động theo bản chất người anh hùng nghĩa hiệp – mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài ba.

-Vân Tiên hành động mang cái đức của người “Vì nghĩa vong thân” tài đức làm nên

Hỏi: Cảnh trò truyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga cho em hiểu thêm gì về nhân vật này? (Lục Vân Tiên đánh cướp xong sao không đi ngay? Phân tích chi tiết Vân Tiên bảo họ chớ ra ngoài?).

HS: Thảo luận trong 3 phút.

Hỏi: Khi Nguyệt Nga tỏ ý cám ơn, Vân Tiên làm gì?

GV bình.

-Qua miêu tả hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, em hiểu gì về chàng Lục Vân Tiên?

Cho HS đọc phần còn lại.

Hỏi: Kiều Nguyệt Nga được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả bằng những hình ảnh nào? Nghệ thuật gì?

HS: Trả lời-GV bổ sung.

Hỏi: Nguyệt Nga bày tỏ thái độ như thế nào với Lục Vân Tiên-người anh hùng cứu mình?

Hỏi: Phân tích từ ngữ xưng hô, cách nói năng và cách trùnh bày sự việc?

-HS: Thảo luận trong 5 phút.

Hỏi: Qua cách ứng xử đó, em cảm nhận được nét đẹp nào trong tâm hồn người con gái đó?

HS trả lời.

Hỏi: Nhân vật được xây dựng miêu tả theo phương thức nào? (Ngoại hình, nội tâm hay hành động cử chỉ)

Hỏi: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?

GV khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Cho HS đọc.

-Cho HS luyện tập cá nhân. -Cho HS đóng vai để đọc.

chiến thắng.

b)Trò truyện với Kiều Nguyệt Nga.

-Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi họ, hỏi han quê quán.

⇒Sự hào hiệp nhân hậu. -Qua điểm: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” từ chối lạy tạ và lời mời của Nguyệt Nga.

⇒Người anh hùng chính trực, trọng nghĩa khinh tài.

⇒Lục Vân Tiên hiện lên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lý tưởng, tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng đem đến xã hội công bằng.

2)Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.

-Cách xưng hô: quân tử, tiện thiếp-sự khiêm nhường.

-Cách nói năng văn vẻ dịu dàng mực thước.

-Cách trình bày rõ ràng, khúc chiết.

⇒Cô khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức, biết trọng tình nghĩa-chinh phục được tình cảm của nhân dân.

c)Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

-Nhân vật được bộc lộ qua hành động, cử chỉ, lời nói-vì truyện lưu truyền bằng cách kể thơ, nói thơ (Kể việc, hoạt động là chính nhân vật gây ấn tượng bằng việc làm lời nói, đặt trong mối quan hệ xã hội) chiếm lĩnh tình cảm của người đọc yêu hay ghét.

-Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ.

*Ghi nhớ: SGK. IV-Luyện tập:

của nhân vật.

4/ Củng cố:

HS nhắc lại ghi nhớ 5/ Hướng dẫn học ở nhà:

-Học thuộc lòng đoạn trích.

-Bình luận câu thơ “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” -Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên gặp nạn.

Ngày soạn:24 /10 / 2006 Ngày dạy:27 /10 / 2006

Tiết: 40

Một phần của tài liệu GIAO AN VAN 9 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w