III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH I/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
I/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. Thấy rõ nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ Kiều ở lầu Ngưng Bích.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:1/ Ổn định lớp: 1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-HS2: Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Cảnh ngày xuân”?
3/ Bài mới:a/ Giới thiệu bài: a/ Giới thiệu bài:
Ở đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, các em đã hiểu được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua bút pháp ước lệ cổ điển. Ơ bài học hôm nay sẽ giúp các em thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
b/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hỏi: Cho biết vị trí đọan trích? -GV hướng dẫn HS đọc. -GV đọc mẫu-gọi HS đọc.
Hướng dẫn HS tìm các chú thích trong SGK. Hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Gợi ý:
1.Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
2.Tám câu tiếp theo: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của nàng.
3.Còn lại: Tâm trạng đau buồn âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
HS đọc sáu câu đầu.
Hỏi: Khung cảnh thiên nhiên trong sáu câu đầu được nhìn qua con mắt của Kiều. Hãy nhận xét và không gian mở ra theo những chiều khác nhau?
Hỏi: Hai chữ: “Khoá xuân” gợi cảnh gì của Kiều? (giam lỏng)
GV: Hình ảnh “mây sớm, đèn khuya” gợi tính chất gì của thời gian? Cùng với hình ảnh “tấm trăng gần” diễn tả tình cảm Thuý Kiều như thế nào?
HS: Thảo luận-trả lời. Gợi ý:
Thời gian: “Mây sớm đèn khuya” tuần hoàn khép kín, Thuý Kiều bị giam hãm trong không gian, làm bạn với mây, đèn, trăng.
Cho HS đọc 8 câu thơ tiếp theo.
Hỏi: Lời đoạn thơ của ai? Nghệ thuật độc thoại có ý nghĩa gì?
Kiều nhớ tới ai? Nhớ ai trước, ai sau? Có hợp lý không? Vì sao?
(… phù hợp với quy luật tâm lý, tinh tế hình ảnh trăng-nhớ người yêu).
Hỏi: Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào? Tại sao? Nàng lại nhớ sâu sắc như vậy? (mối tình đẹp)-Tâm trạng của Kiều như thế nào?
Hỏi: Em hiểu gì về chữ “son” trong “Tấm son gột
I- Vị trí đọan trích: Nằm ở phần thứ hai của tác phẩm II-Đọc-hiểu văn bản: Bố cục: 3 phần. III- Phân tích.
1)Cảnh thiên nhiên và tâm trạng của Kiều
-Không gian được gợi bằng những hình ảnh: bát ngát, cát vàng bụi bay, dãy núi mờ xa… không gian hoang vắng, cảnh vật cô đơn trơ trọi
Lầu Ngưng Bích lẻ loi- con người càng nhỏ bé.
-Nàng đang rơi vào cảnh cô đơn, cô độc hoàn toàn.
2)Nỗi lòng thương nhớ của Kiều
-Kiều nhớ Kim Trọng. +Nhớ buổi thề nguyện đính ước.
+Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng.
⇒Nhớ với nỗi đau đớn, xót xa.
-Khẳng định lòng chung thuỷ sâu sắc.
-Nhớ cha mẹ.
+Hình dung cha mẹ đang ngóng tin nàng.
-Trong hoàn cảnh Kiều đáng thương mà vẫn nghĩ đến người khác nàng là người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
3)Nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng của Kiều
rửa…”? HS trả lời.
Hỏi: Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện với nỗi nhớ người yêu?
HS trả lời.
Các thành ngữ: Sân Lai, gốc tử cùng cách biểu lộ tình cảm trực tiếp: xót thương ⇒ Tình cảm xót xa ân hận vì không báo đáp cha mẹ.
Hỏi: Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
Cho HS đọc đoạn cuối.
Hỏi: Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
HS: Thảo luận trong 5 phút. Gợi ý:
Cảnh trong tâm trạng Kiều.
-Nhớ mẹ, nhớ quê hương: Cảm nhận qua cánh buồm thấp thoáng xa xa.
-Nhớ người yêu: xót xa duyên phận như hình ảnh “Hoa trôi man mác”.
-Buồn cho cảnh ngộ mình nghe tiếng sóng mà ghê sợ.
Hỏi: Nhận xét cách dùng điệp ngữ “buồn trông” và các từ láy trong đoạn cuối?
Hỏi: Cách dùng nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Hỏi: Em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh và tâm trạng Kiều qua 8 câu thơ cuối?
Hỏi: Thái độ tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào?
Hỏi: Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích?
-Cho HS đọc xác định yêu cầu bài tập. -Cho HS thảo luận 6 phút.
- Cảnh được nhìn từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác mông lung đến lo âu kinh sợ, dự cảm giông bão sẽ nổi lên hãi hùng xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều.
-“Buồn trông” điệp ngữ- điệp khúc của tâm trạng.
-Nỗi buồn cô đơn đau đớn, xót xa bế tắc tuyệt vọng.
VI-Tổng kết:
-Tác giả cảm thương cho tình cảnh của Thuý Kiều, ngợi ca vẻ đẹp thuỷ chung, nhân hậu trong tâm hồn Thuý Kiều.
-Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình.
V-Luyện tập:
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
Miêu tả cảnh qua cái nhìn của nhân vật.
+ Một số ví dụ trong truyện Kiều:
-Người lên ngựa kẻ chia bào.
-Dưới cầu nước chảy trong veo..
4/ Củng cố:
HS nhắc lại ghi nhớ 5/ Hướng dẫn học ở nhà:
-Học thuộc lòng đoạn trích.
-Nắm được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. -Chuẩn bị bài: Mã Giám Sinh mua Kiều.
Ngày soạn:15 / 10 / 2006 Ngày dạy: 16 / 10 / 2006…
Tiết: 31
Văn bản :MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU (Tự học có hướng dẫn)
I/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Qua đoạn trích, Mã Giám Sinh mua Kiều, thấy được thái độ căm ghét của tác giả đối với bản chất xấu xa của kẻ buôn người và tài năng trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật phản diện.
II/ CHUẨN BỊ:
-GV: Giáo án, SGK, SGV. -HS: Chuẩn bị bài trước.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:1/ Ổn định lớp: 1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
(Không trả bài)
3/ Bài mới:a/ Giới thiệu bài: a/ Giới thiệu bài:
Đang sống giữa cuộc sống yên vui, bổng đâu tai biến ập xuống gia đình Kiều. Trước hoàn cảnh bị đầy oan trái đó, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi bị tai hoạ. Được mụ mối mách bảo, Mã Giám Sinh đến mua Kiều. Sự việc đó diễn ra như thế nào? Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua đoạn trích…
b/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
HS tìm hiểu vị trí đọan trích Hướng dẫn HS đọc. -GV đọc. -HS đọc. Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ ngữ chú thích trong SGK.
Hỏi: Văn bản có thể phân làm mấy phần? Nêu ý chính từng phần? HS: trả lời. Gợi ý: I- Vị trí đọan trích: II-Đọc-hiểu văn bản: Bố cục: 3 phần. III- Phân tích.
1)Chân tướng Mã Giám Sinh.
-Mã Giám Sinh xuất hiện trong vai một sinh viên trường Quốc Tử Giám, đi mua Kiều
Chia làm ba phần.
1.Bốn câu đầu: Kiều quyết định bán mình và nhờ mụ mối.
2.26 câu tiếp: Cuộc mua bán Kiều.
3.Bốn câu cuối: Kết thúc cuộc mua bán và lời bình của tác giả.
Hỏi: Mã Giám Sinh được giới thiệu như thế nào? Hỏi: Em hãy giới thiệu lại lai lịch Mã Giám Sinh? HS trả lời.
Gợi ý:
-Tên: Mã Giám Sinh. -Quê: Huyện Lâm Thanh. -Tuổi: Quá niên tứ tuần.
Hỏi: Diện mạo Mã Giám Sinh được miêu tả ra sao?
Hỏi: Dáng điệu cử chỉ của Mã Giám Sinh như thế nào?
Gv: Phân tích hành động ngồi của Mã Giám Sinh. Hỏi: Qua đó, em thấy Mã Giám Sinh là người như thế nào?
Hỏi: Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh còn được thể hiện ở những điểm nào?
HS trả lời. Gợi ý:
Bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, hắn nhìn Kiều, ngắm Kiều với những hành động bỉ ổi: “Đắn đo cân sắc, cân tài” –hắn cân đo đong điếm, tính toán thiệt hơn, coi Kiều như một món hàng ở chợ búa…
Hỏi: Em hiểu gì về tính cách của Mã Giám Sinh qua câu thơ nói về cách đặt vấn đề của y “Rằng… lam Kiều”?
HS trả lời. Gợi ý:
Câu đầu y cố ra vẻ người có học thức, không thạo “điển cổ”, ăn nói hoa văn nhưng y không thể lên giọng hào hoa được quá một câu. Câu thứ hai đã bộc lộ thái độ thực dụng, nói thẳng vào vấn đề.
GV: Phân tích hành động “Cò kè” ngã giá của Mã Giám Sinh và kết quả việc thoả thuận…
Hỏi: Tóm lại, Mã Giám Sinh là nhân vật như thế nào?
Hỏi: Tâm trạng Thuý Kiều khi gặp Mã Giám Sinh như thế nào?
Hỏi: Vì sao Kiều im lặng trong suốt cuộc mua bán? HS trả lời. Gợi ý: làm lẽ – người “Viễn khách”. -Lai lịch không rõ ràng, cụ thể.
-Diện mạo: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
-Dáng điệu, cử chỉ: Trước thầy sau tớ lao xao-ồn ào, láo nháo, kém lịch sự.
-“Ngồi tót” –tính từ chỉ bản chất ngồi nhanh, ngồi chồm hổm, ngồi ghế không cần ai mời.
-Con người hổn xược, không coi ai ra gì, sổ sàng, cậy có nhiều tiền. Hắn là một đứa vô học, một kẻ tiểu nhân-đích thị là một con buôn.
-Mua bán ngã giá “Cò kè” thể hiện sự keo kiệt, ti tiện, bỉ ổi.
⇒Một tên buôn thịt, bán người, con buôn sành sỏi, đê tiện, ghê tỏm.
2)Tâm trạng Thuý Kiều. -Đau buồn, nhục nhã, xót xa, ê chề.
-Nàng là hiện thân của nỗi khổ đau câm lặng.
3)Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
-Tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị chà đạp.
-Tố cáo xã hội phong kiến bất nhân.
-Bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân.
IV- Tổng kết: *Ghi nhớ: SGK.
Suốt cuộc mua bán Kiều không nói lấy một câu, chỉ âm thầm chịu đựng vì nàng đã tự nguyện bán mình chuộc cha. Nàng sẵn sàng hành động tất cả vì chữ “hiếu”.
Hỏi: Câu kết trong đoạn trích thể hiện điều gì? HS trả lời.
Gợi ý:
Câu kết như một lời tố cáo xã hội phong kiến và lời bình của tác giả? Đồng tiền đã chà đạp lên nhân phẩm của con người.
Hỏi: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích như thế nào?
HS thảo luận-trả lời.
GV: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. HS trả lời. Cho HS đọc. 4/ Củng cố: HS nhắc lại ghi nhớ 5/ Hướng dẫn học ở nhà: -Học thuộc lòng đoạn trích.
-Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn trích. -Chuẩn bị bài: Thúy Kiều báo ân báo oán.
Ngày soạn:16 / 10 / 2006 Ngày dạy:18 / 10 / 2006
Tiết: 32