GIÖP (HOẶC TƯ VẤN) MUA SẮM MỘT SỐ HÀNG HÓA, ĐỒ VẬT KỶ NIỆM, SẢN VẬT CỦA VIỆT NAM. BẠN NÊN XỬ LÝ VIỆC NÀY NHƯ THẾ NÀO?
Cần phải hiểu rằng, du khách đi tham quan ngoài mục đích du lịch phong cảnh, tìm hiểu đất nước, lịch sử, phong tục tập quán và con người Việt Nam, họ còn có nhu cầu mua sắm hàng hóa, đồ vật kỷ niệm. Vì vậy bạn phải coi việc hướng dẫn khách mua sắm hàng hóa, đồ vật kỷ niệm cũng là một nhiệm vụ của người hướng dẫn. Bạn nên làm việc này như sau:
Trước hết bạn phải thông báo cho khách một số điều cần thiết lưu ý:
- Hệ thống cửa hàng, chợ búa của Việt Nam hiện nay rất đa dạng, phong phú, chất lượng hàng hóa, mẫu mã, giá cả cũng vậy rất khác nhau. Cho nên khách phải hết sức thật trọng trong việc mua bán nếu không dễ bị mắc “lỡm” mua phải hàng chất lượng kém mà giá lại cao.
- Cân nhắc kỹ khi mua hàng. Nếu nhìn thấy một đồ vật thật sự thích thì hãy mua vì có thể thứ đó không dễ tìm được vào bất kì lúc nào, nhưng phải nhớ nếu mua thì du khách phải mang theo suốt hành trình du lịch. Còn nếu loại đồ đó có thể mua bất kì ở đâu thì tốt nhất du khách hãy mua ở chặng đường cuối cùng.
- Trừ một số cửa hàng có niêm yết giá bán cố định như các cửa hàng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, còn nói chung du khách phải biết trò chơi mặc cả giá. Đối với du khách đó cũng là điều thú vị.
Nên học một vài con số tiếng Việt, điều đó sẽ giúp họ trong việc mua sắm hàng hóa. Khách không nên bực tức hay giận dữ nếu chưa thỏa thuận được giá mong muốn.
Kiên nhẫn biết mặc cả hàng hóa ở Việt Nam cũng là một nghệ thuật, một trò thời thú vị. - Nhớ rằng khi về nước, khách chỉ được mang theo một vali không quá 20kg miễn phí và một túi xách tay, cho nên hãy cân nhắc bỏ bớt đồ dùng không cần thiết như giầy và quần áo cũ sau khi kết thúc tour du lịch để mang thêm hàng hóa, đồ vật lưu niệm. Đó cũng là mẹo vật mà người du lịch nào cũng nên biết.
- Không nên mua những đồ vật bị coi là “đồ cổ” bởi những thứ đó hay gây cho khách rắc rối hoặc lúc xuất cảnh như: các đồ gốm sứ cổ, các loại tiền xưa, đồ làm từ mai rùa, ngà
28
voi, hoặc sản phẩm chế biến từ da một số động vật quý hiếm mà bị cấm xuất cảnh… và khi mua hàng hóa nhớ lấy biên lai.
- Khi du khách mua bán hàng hóa, bạn chỉ nên đưa ra lời khuyên còn quyết định mua hay không thì hãy để du khách tự quyết định. Hỏi nếu mua được hàng hóa tốt, đúng giá trị và sở thích của khách thì không sao. Nhưng du khách phát hiện ra đó là hàng hóa không tốt, dõm thì không trách hướng dẫn viên được.
Một điều hướng dẫn viên cần lưu ý là: Khi dẫn đoàn khách đi mua sắm hàng hóa, nhân tiện hướng dẫn viên có thể mua cho mình một vài thứ lặt vặt, nhẹ nhàng không ảnh hưởng tới việc hướng dẫn cho khách, nhưng tốt nhất bạn không mua gì cả. Tránh tình trạng như có hướng dẫn viên khi hướng dẫn khách mua sắm lại mua cho mình một ôm hàng trên tay mang ra xe khiến du khách xem thường.