III. CÁC TÌNH HUỐNG THƯỜNG XẢY RA TRONG HÀNH TRÌNH DU LỊCH VÀ KHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN.
62. BẠN NHẬN ĐI HƯỚNG DẪN ĐOÀN KHÁCH XUYÊN RỪNG NÖI THĂM CÁC LÀNG BẢN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC BỘ ( THƯỜNG LÀ MIỀN
LÀNG BẢN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC BỘ ( THƯỜNG LÀ MIỀN ĐÔNG, TÂY, BẮC CỦA ĐẤT NƯỚC) GẶP TÌNH HUỐNG NÀY BẠN NÊN XỬ LÝ RA SAO?
Điều trước tiên bạn phải nắm được rằng đặc điểm của du khách mua tour du lịch xuyên rừng núi là những người có sức khỏe tốt, dẻo dai, ưa thể thao, đặc biệt thích đi bộ, yêu thiên nhiên, thích đi tới những miền đất lạ của đất nước ta, nơi còn nguyên sơ, ít có người đặt chân tới. Họ muốn khám phá khía cạnh “thực” của một đất nước vì họ cho rằng vẻ hào nhoáng, tiện nghi và ánh sáng kinh thành nhiều khi chỉ là cái vẻ bề ngoài thiếu thực tế của một đất nước. Chính vì vậy ngoài ý muốn được thưởng ngoạn sự hùng vĩ của núi rừng, muốn được nghe tiếng suối chảy, tiếng chim hót trong rừng xanh, du khách còn muốn khám phá đặc biệt đời sống các làng bản, thôn xóm của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi của đất nước ta, tìm hiểu đời sống thực, phong tục tập quán, truyền thống, những nét độc đáo của dân tộc, sự hòa nhập của dân tộc với thiên nhiên, núi rừng ra sao. Và sau cùng du khách này muốn làm nổi bật mình hơn so với các khách
60
du lịch khác vẫn thường chỉ đến thăm những khu du lịch nổi tiếng, gắn với phòng ốc, tiện nghi sinh hoạt, lối sống thị thành mà khách đã nhàm chán, quen thuộc. Họ chấp nhận đi đến nơi xa xôi đầy khó khăn: đường sá xấu, điều kiện sống thiếu thốn đủ thứ, để được khám phá ra mảng sống thực của một miền đất nước như đã nêu ở trên.
Bên cạnh tinh thần xông pha, dấn thân kể trên của du khách tới miền đất lạ, họ còn là những du khách có mức sống khá cao, có sự hiểu biết nhất định mặc dầu mới chỉ qua sách báo về nền văn hóa, địa lý, lịch sử, phong tục tập quán của dân tộc sống ở miền núi. Họ ra đi với tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng chia sẽ, cảm thông với đồng bào miền núi, làng bản. Đây là điều thuận lợi giúp cho hướng dẫn viên khi đi công tác với đoàn khách loại này.
- Một đôi điều về công tác chuẩn bị:
Ngoài việc chuẩn bị thông thường đối với mọi đoàn khách du lịch, bạn lưu ý thêm một số việc chuẩn bị sau:
+ Nhất thiết phải có sơ đồ hành trình du lịch (bản đồ tỷ mỷ càng tốt). + Dụng cụ chăn màn, gối để đoàn ngủ tại các bản.
+ Đồ ăn khô, thực phẩm: mỳ khô, phomát, cà phê hòa tan, hoa quả tráng miệng,… +Đồ uống: chai nước suối là tốt nhất
+ Một số thuốc men thông dụng, thuốc chống vắt, muỗi, đèn pin, giấy vệ sinh,… + Về công tác hướng dẫn:
* Việc lập ra lộ trình tour xuyên rừng núi, thăm bản làng có ý nghĩa quan trọng. Bạn phải biết định ra thời gian xuất phát chuyến đi, diễn biến hành trình trên đường tham quan kết hợp nghỉ ngơi, giải trí, thời gian tới đích sao cho phù hợp với thời tiết, địa hình núi rừng, đường sá, ánh sáng ban ngày (hãy nhờ rằng ở miền núi rừng trời chóng tối).
Thí dụ: Bạn hướng dẫn đoàn thực hiện cuộc hành trình từ Lạng Sơn - Thất Khê – Quốc Khánh – bản Lũng Xàng. Bạn phải hướng dẫn đoàn khách từ sáng sớm ở Lạng Sơn, vượt qua quãng đường 50km bằng ôtô Land Cruiser để tới Thất Khê. Trên đoạn đường này, ngoài việc cho đoàn thực hiện việc tham quan, nghỉ ngơi thăm các bản ven đường, tiếp đến bạn phải đưa đoàn tới xã Quốc Khánh trước 14h cùng ngày, rồi từ đó
61
phải đưa đi bộ mất khoảng 3h đồng hồ nữa qua đoạn đường xấu, rừng núi âm u từ Quốc Khánh để đặt chân tới bản Lũng Xàng trước 17h chiều là lúc trời mới nhá nhem tối. Cần phải nói thêm rằng nếu bạn không định ra được thời gian hành trình như nêu trên, rất có thể bạn và đoàn khách ở đoạn đi bộ từ Quốc Khánh tới Lũng Xàng khoảng 8km, đoàn khách phải đi bộ mò mẫm trong đêm tối là việc rất vất vả, mạo hiểm, rủi ro rất có thề xảy ra.
Trong hành trình du lịch nhất là khi qua bản làng trồng lúa, nương ngô, ven theo rừng du khách thường quan tâm đến việc trồng lúa, ngô của đồng bào miền núi với điều kiện thiếu nước. Khi đi qua cánh rừng bị tàn phá có đôi chỗ trơ trụi, du khách rất có thể đặt câu hỏi về việc bảo vệ rừng, chính sách của Nhà Nước, quan tâm đến đời sống của người dân thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho dân ra sao để người dân tộc miền núi tránh được nạn phá rừng, chính sách Nhà nước về vấn đề định canh, định cư ra sao,…
* Trên đường đi qua suối đèo, hướng dẫn viên giúp khách đi cho an toàn như: có thể chuẩn bị cho mỗi du khách một chiếc gậy để chống gậy khi đi bộ an toàn hơn,… cũng là công việc của bạn.
* Sự tham gia hòa nhập của hướng dẫn viên với đoàn trong đêm tối ở bản làng có ý nghĩa quan trọng. Một số hướng dẫn viên mới bước vào nghề, do hạn chế về ngôn ngữ, cộng thêm tính tự ti, nhút nhát là sự cản trở cho công việc của người hướng dẫn khi đi với đoàn khách loại này. Bạn phải vượt lên tất cả trở ngại đó để hòa mình vào đoàn khách, cụ thể qua một số việc: thí dụ, trước khi vào bữa ăn tối tại bản, bạn cùng người phục vụ địa phương, chủ gia đình cùng du khách… chuẩn bị bữa ăn tối dân dã cho khách. Bạn phải gần như là chủ trọ, chiếc cầu nối hữu nghị của du khách với dân bản làng, thường là gia chủ mà đoàn khách ngủ trọ. Bạn hãy cố gắng kể cho khách nghe những phong tục tập quán của dân bản làng, nếu có thể tổ chức bữa liên hoan văn nghệ nho nhỏ kiểu “ cây nhà lá vườn” trong nhà gia chủ hoặc nếu điều kiện cho phép xung quanh đống lửa trại ở ven rừng mà nghệ sĩ chính là dân bản, để khách nghe được tiếng khèn, tiếng sáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Những đêm tối như vậy tuy đơn sơ tại bản nhưng sẽ để lại cho du khách những ấn tượng vô cùng sâu sắc.
62
63. KHI ĐƯA ĐOÀN KHÁCH THĂM KHU VỰC MIỀN NÖI (THƯỜNG LÀ MIỀN ĐÔNG - .TÂY BẮC ĐẤT NƯỚC TA) DU KHÁCH THƯỜNG HỎI BẠN LÀM THẾ