III. CÁC TÌNH HUỐNG THƯỜNG XẢY RA TRONG HÀNH TRÌNH DU LỊCH VÀ KHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN.
41. BẠN HẸN GIỜ CHO KHÁCH ĐI ĂN UỐNG THAM QUAN, ĐI CHỢ MUA SẮM NHƯNG KHÁCH HAY ĐẾN MUỘN, LỠ HỆN ĐÀNH PHẢI ĐỢI BẠN CÓ CÁCH
NHƯNG KHÁCH HAY ĐẾN MUỘN, LỠ HỆN ĐÀNH PHẢI ĐỢI. BẠN CÓ CÁCH HẸN GIỜ TỐT NHẤT CHO KHÁCH KHÔNG?
Hẹn về ăn uống:
+ Việc thông báo giờ giấc nên thực hiện theo cách sao: thông báo các bữa ăn trong ngày, nếu khách ở Việt Nam tương đối dài ngày (4 hoặc 5 ngày) và chương trình của đoàn khách không có gì thay đổi đáng kể. Tốt nhất hướng dẫn viên chỉ cần thông báo thống nhất một lần về thời gian các bữa ăn, trong suốt thời gian khách ở Việt Nam như sau: Ăn sáng 7h30, ăn trưa 12h30, ăn tối 19h và không cần thông báo lặp đi lặp lại điều này nữa. Việc thông báo phải ngắn gọn, không dài dòng phức tạp khiến khách dễ quên, ví dụ: có hướng dẫn viên thông báo cho đoàn khách hôm nay ăn tối vào lúc 7h tối, sáng mai ăn sáng vào lúc 7h30, sau đó đi tham quan thành phố vào lúc 9h30. Tới bữa ăn tối cả đoàn đi ăn trừ có hai khách không tới, hướng dẫn viên điện lên phòng thì hai khách
44
trả lời: “bạn đã thông báo bữa ăn vào lúc 7h30 cơ mà” có lẽ việc thông báo một lúc ba thời gian hẹn kiểu trên làm khách dễ nhầm lẫn.
Hẹn tham quan đi chợ mua sắm:
+ Việc thông báo hẹn khách đi tham quan hay thực hiện tiết mục nào đó của chương trình nên theo cách sau. Thí dụ: sáng mai, ngày… tháng… 9h sáng đoàn tập trung cạnh xe, trước cửa khách sạn, đi tham quan Văn Miếu. Xe sẽ đợi 10 phút.
9h10 xe rời khách sạn đi thăm Văn Miếu.
Phải thông báo như vậy để cho khách có được 10 phút co giãn và chỉ có 10’ mà thôi. Nếu khách đến muộn sau 10’ co giãn và bị lỡ xe khách không có lý do gì để trách hướng dẫn viên.