nghiệp đến năm 2020:
Dự báo nhu cầu lao động kỹ thuật là công tác quan trọng trong việc đề ra các kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ LĐKT, đảm bảo lượng LĐKT tạo ra đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Công tác này cần phải thực hiện trước khi đưa ra bất kỳ giải pháp cũng như chính sách phát triển nào. Nắm bắt được xu thế vận động của nhu cầu LĐKT sẽ giúp công tác hoạch định chính sách mang tính thực thi cao.
1. Cơ sở và mô hình dự báo:
Cầu về lao động kỹ thuật là số lượng và chất lượng lao động kỹ thuật cần tuyển và thuê mướn để đáp ứng yêu cầu việc làm cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cụ thể trong ngành công nghiệp.
Lương cầu lao động ky thuật lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như quy mô, tốc độ và cơ cấu nền kinh tế; mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất; hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng và trình độ quản lý… Do đó, để thực hiênk dự báo cần phải kết hợp nhiều loại thông tin và lựa chọn, sử dụng các phương pháp dự báo cho phù hợp.
Do những hạn chế trong việc thu thập số liệu, đặc biệt là số liệu về lao động, lao động qua đào tạo, lao động qua đào tạo thuộc từng nhóm nghề; cơ cấu lao động theo độ tuổi, vùng, miền một cách đầy đủ và liên tục nên trong phạm vi đề tài này chỉ tiến hành dự báo nhu cầu lao động kỹ thuật trên phạm vi cả nước và trong nhóm ngành công nghiệp.
Căn cứ dự báo:
- Căn cứ vào khối lượng công việc thể hiện bằng quy mô, cơ cấu nhân sự, tốc độ và cơ cấu kinh tế (GDP, GO hoặc VA) của toàn bộ nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ cần đạt tới kỳ kế hoạch.
- Trên cơ sở số lượng lao động kỹ thuật kỳ gốc thu thập được và yêu cầu về tạo việc làm cho người lao động.
- Những thông tin cần thiết cho việc tính toán và kết quả tính toán được phải phù hợp và tương thích với những thông tin đã có, cũng như các chỉ tiêu kinh tế xã hội hiện có và đang được sử dụng trong hệ thống thống kê và kế hoạch của cả nước, của ngành công nghiệp, các lĩnh vực trong ngành công nghiệp.
Mô hình dự báo:
Trong đó:
L(t): lao động kỹ thuật năm dự báo L(o): lao động kỹ thuật năm gốc
ε : hệ số co dãn giữa nhu cầu lao động kỹ thuật và GDP năm t gk: tốc độ tăng trưởng GDP kỳ kế hoạch k
n : số năm dự báo
Mô hình này dựa trên cơ sở dự báo bằng mô hình ngoại suy xu thế, sử dụng hàm mũ. Vì biến lao động không đơn thuần là biến phụ thuộc vào thời gian, vào lao động thời kỳ gốc mà còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng GDP từng năm, từng thời kỳ. Các số liệu thống kê cho dự báo bao gồm:
+ Số lao động kỹ thuật qua các năm, từ năm gốc là 2000 đến 2009
+ Quy mô GDP và nhu cầu về lao động kỹ thuật qua các năm từ 2000 đến năm 2009 của toàn nền kinh tế và của riêng ngành công nghiệp.
+ Tốc độ tăng trưởng GDP các năm cần dự báo theo hệ thống chỉ tiêu được xác định trước của mục tiêu quốc gia, của ngành công nghiệp.
Hệ số co giãn giữa nhu cầu lao động kỹ thuật và GDP là tỷ lệ % nhu cầu LĐKT tăng lên khi GDP tăng thêm 1%.
Ta có: t ∆GDPL ∆ = % % ε Với: n k t g o L t L( )= ( )*(1+|ε |* )
%∆L : Tốc độ tăng nhu cầu LĐKT bình quân năm t %∆GDP : Tốc độ tăng GDP bình quân năm t
Hệ số co dãn giữa nhu cầu LĐKT và GDP được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).
2. Kết quả dự báo nhu cầu lao động kỹ thuật:
Theo đánh giá của các chuyên gia dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm theo thời kỳ 2010 – 2020 là 6,51%, trong đó, tốc độ 5 năm đầu tiên là 67,9%/năm và 5 năm tiếp theo là 6,51%/năm.
LĐKT năm 2009 là 10,746 triệu người, trong đó LĐKT trong ngành công nghiệp là 7,055 triệu người.
2.1. Nhu cầu LĐKT trên toàn quốc:
Theo kết quả thu thập được từ năm 2000 đến 2009 về số lượng LĐKT và mức GDP hàng năm, ta tính được hệ số co dãn của cầu LĐKT theo GDP tuân theo hàm tuyến tính: ε = 0.9822 – 0.1178*t . Với t là biến thời gian tính từ năm 2001 (t=1). Ta có kết quả dự báo nhu cầu LĐKT trên cả nước được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 12: Dự báo nhu cầu LĐKT trên cả nước năm 2015 và 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Năm gốc
2009 Năm dự báo Năm dự báo 2015 2020 Lao động làm việc trong nền kinh tế triệu người 45.6704 48.7579 50.6204 LĐKT cả nước triệu người 10.746 14.6734 22.5183
Cơ cấu LĐKT trong
tổng lực lượng lao động % 23.53 30.0944 44.4846
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ số liệu thống kê của Bộ LĐTB&XH
Nhìn chung, nhu cầu LĐKT của nước ta tăng lên qua các năm. Hiện tại, số LĐKT đang hoạt động trong nền kinh tế mới chỉ chiếm 23,53% tổng lao động có công ăn việc làm, nhưng theo kết quả dự báo, tỷ lệ ấy sẽ tăng lên đến 30% vào năm 2015 và chiếm 44,4% vào năm 2020 đạt 22,52 triệu người. Như vậy xu hướng nhu cầu LĐKT trong nền kinh tế nước ta ngày càng tăng. Điều đó thể hiện rõ định hướng
CNH- HĐH mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra: đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
2.2. Nhu cầu LĐKT cho ngành công nghiệp:
Cũng theo phương pháp tính như trên, ta có kết quả dự báo nhu cầu LĐKT trong ngành công nghiệp và trong cơ cấu các nhóm ngành thuộc khối ngành công nghiệp như sau:
Bảng 13: Dự báo nhu cầu LĐKT trong ngành công nghiệp và trong cơ cấu ngành công nghiệp
Chỉ tiêu Năm gốc 2009 Năm dự báo 2015 2020 triệu người % triệu người % triệu người %
LĐKT trong ngành công nghiệp 7,055 100% 8,554 100% 11,786 100%
Trong đó:
CN khai thác mỏ 0,198 2,81 0,919 10,74 1,307 11,09
CN chế biến 4,371 61,96 4,341 50,75 5,004 42,46
CN sản xuất & phân phối điện,
nước, khí đốt 0,252 3,57 0,342 3,99 0,451 3,83
Xây dựng 2,233 31,65 2,951 34,50 5,024 42,63
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ số liệu thống kê của Bộ LĐTB&XH
Năm 2009, LĐKT trong ngành công nghiệp chiếm 65.7% tổng LĐKT trên cả nước. Điều đó thể hiện vai trò quan trọng của LĐKT tới sự phát triển của ngành công nghiệp nói chung và với nền kinh tế nói riêng. Cùng với xu hướng tỷ trọng công nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu các nhóm ngành trong nền kinh tế, LĐKT trong ngành công nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2009, LĐKT trong công nghiệp là 7.055 triệu người, đến năm 2015 tăng lên 8,554 triệu người, và đạt 11,786 triệu người vào năm 2020. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu LĐKT này, bên cạnh cung cấp đủ số lượng người cần thiêt, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi quan trọng nhất. Đòi hỏi này yêu cầu chúng ta phải có biện pháp đào tạo kỹ năng hiệu quả kết hợp với giáo dục ý thức người lao động, đồng thời tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước để đạt được kết quả mong muốn.