Thời gian lao động hiệu quả:

Một phần của tài liệu Kiến nghị các giải pháp cơ bản phát triển lao động kỹ thuật trong ngành Công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 37 - 38)

I. Phân tích thực trạng lao động kỹ thuật trong ngành công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua:

2. Đánh giá chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật hiện nay.

2.4. Thời gian lao động hiệu quả:

Thời gian lao động hiệu quả là tiêu chí đánh giá chất lượng lao động phù hợp với đặc điểm lao động Việt Nam dựa trên chuẩn mực về năng suất lao động và thời gian lao động. Ở các nước phát triển cũng như nhiều quốc gia trong khu vực, cùng số thời gian làm việc như nhau, nhưng năng suất lao động thực tế của các nước đó cao hơn Việt Nam nên thời gian lao động thực tế của họ cũng nhiều hơn. Nếu lấy năng suất lao động 1 ngày của Việt Nam là 1 thì ta có thời gian để lao động của Việt Nam đạt được năng suất bằng các nước trong khu vực như sau:

Bảng 9: Thời gian lao động Việt Nam cần thực hiện để đạt năng suất trung bình tương đương với các nước trong khu vực

Inđônêxia 1,905 ngày

Philippin 1,942 ngày

Thái lan 2,373 ngày

Malaysia 10,775 ngày

Singapore 34,418 ngày

Nhật Bản 55,478 ngày

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ trang web: http://www.nangsuatchatluong.vn

Nhìn chung, thời gian lao động hiệu quả của lao động Việt Nam là thấp hơn các nước trong khu vực. Với các nước phát triển như Nhật Bản, thời gian lao động một ngày của họ gấp 55.478 lần thời gian lao động một ngày của Việt Nam. Hay số giờ để 1 lao động Nhật Bản đạt năng suất lao động tương đương một ngày của 1 lao động Việt Nam là 30 phút, đối với lao động Singapore là 43 phút.

Bên cạnh đó, tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam, người lao động làm vẫn chưa hết số thời gian quy định. Thời gian quy định một ngày lao động là 8 tiếng, nhưng nhiều lao

động đã không làm hết số giờ quy định trên hoặc làm hết nhưng hiệu quả công việc giải quyết được rất thấp. Đây là tình trạng xảy ra phổ biến tại các doanh nghiệp nhà nước. Các nguyên nhân dẫn tới thực tế trên là do phương thức quản lý lao động còn yếu kém, mang tính hình thức, chấm công theo số lượng chứ không theo chất lượng công việc được giải quyết.

Vậy một trong các tiêu chí để nâng cao chất lượng lao động Việt Nam bao gồm cả các lao động kỹ thuật là nâng cao thời gian lao động hiệu quả của từng người và thay đổi phương thức quản lý lao động theo hiệu quả công việc được giải quyết.

Một phần của tài liệu Kiến nghị các giải pháp cơ bản phát triển lao động kỹ thuật trong ngành Công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w