II. Đánh giá các nhân tố tác động tới sự phát triển của lao động kỹ thuật: 1 Tác động của công tác đào tạo nghề:
3. Tác động của quá trình chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ vào sản xuất:
kém. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên là do nước ta còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu đã trở thành rào cản lớn nhất đối với khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong khu vực công nghiệp.
Gắn liền với sự phát triển ngành nghề sản xuất, cơ cấu lao động các năm qua cũng đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, và lao động trong nông nghiệp đang giảm đi. Mặc dù vậy, tỷ trọng lao động qua đào tạo để đáp ứng với nghề nghiệp mới còn rất hạn chế. Đặc biệt trong ngành công nghiệp, số LĐKT có thể đáp ứng đòi hỏi của các doanh nghiệp công nghiệp khác nhau mới có trên 50% và thực tế vẫn phải đào tạo lại trước khi làm việc.
Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp đã có tác động rất lớn tới việc phát triển đội ngũ LĐKT chất lượng cao. Trong thời gian tới, tỷ trọng LĐKT trong ngành công nghiệp nước ta phải chiếm đa số để phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3. Tác động của quá trình chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ vào sản xuất: sản xuất:
Khi bàn về các yếu tố tác động đến tăng trưởng, nhiều nhà kinh tế đồng ý rằng sự tiến bộ về công nghệ là nhân tố chính cho tăng trưởng kinh tế và đến lượt nó, các họat động nghiên cứu và chuyển giao là động lực chủ yếu cho các tiến bộ về công nghệ. Mặt khác, các lý thuyết kinh tế cổ điển cũng khẳng định: không chỉ có vốn và lao động là 2 yếu tố duy nhất tạo nên tăng trưởng. Theo mô hình tăng trưởng của Solow, ông đã khẳng định được vai trò của công nghệ trong tăng trưởng kinh tế chứng minh rằng sự thay đổi về công nghệ bao gồm cả công nghệ được cải thiện, và nâng cao trình độ lực lượng lao động là nhân tố chính trong tăng trưởng dài hạn.
Trong một nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh như hiện nay, các quốc gia cần duy trì sự phát triển về công nghệ trong hầu hết các khu vực kinh tế. Hàn Quốc và Đài Loan là những ví dụ điển hình về sự đầu tư vào phát triển công nghệ, để từ đó, chuyển các doanh nghiệp nội địa thành các công ty toàn cầu. Trong khi đó, Singapore thì thực hiện việc thương mại hóa công nghệ để đạt được sự tăng trưởng kinh tế.
Ở Việt Nam, hoạt động chuyển giao công nghệ hiện nay bao gồm các hình thức chủ yếu là chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong nước và chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Và thực tế các hoạt động chuyển giao công nghệ của Việt Nam chủ yếu theo hình thức là từ công ty mẹ chuyển giao cho các công ty con trong các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc trong các công ty liên doanh khác. Hình thức chuyển giao này chứng tỏ các công ty 100% vốn trong nước của chúng ta vẫn chưa đủ khả năng để sẵn sàng tiếp nhận trực tiếp công nghệ được chuyển giao. Nguyên nhân của thực trang đó là do chứng ta chưa có được một ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư đủ năng lực để vận hành công nghệ mới được chuyển giao.
Ngoài ra, theo báo cáo về sức cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), cho thấy năm 2004 tính trên 104 nền kinh tế được nghiên cứu, Việt Nam xếp hạng 79 về mức độ sử dụng bằng sáng chế, hạng 99 về mức sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài. Đến năm 2006, năng lực công nghệ của Việt Nam nâng lên vị trí 68. Năng lực công nghệ của Việt Nam những năm qua đã có nhiều biến chuyển nhưng nhìn chung vẫn còn yếu so với thế giới và các nước trong khu vực, hoạt động chuyển giao công nghệ còn tiến triển chậm chạp. Hạn chế này ảnh hưởng lớn tới khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, nhất là trong điều kiện hội nhập ngày nay khi khoa học và công nghệ đang trở thành yếu tố chủ đạo của nền kinh tế tri thức.
Muốn tiếp cận trình độ sản xuất hiện đại của thế giới, vận hành được các công nghệ mới chuyển giao vào trong nước, Việt Nam cần đặc biệt nâng cao chất lượng lao động của mình, gia tăng số lượng lao động được đào tạo. Có nhiều hình thức để đào tạo lao động thích nghi với công nghệ hiện đại. Một trong các hình thức mà các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI áp dụng phổ biến hiện nay là cử lao động kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài, ở công ty mẹ hoặc công ty đã chuyển giao công nghệ cho mình. Mặc dù chi phí của việc đào tạo này là rất lớn, tính ra mỗi năm công ty trung bình phải bỏ ra 3000USD/người để gửi lao động đi đào tạo nhưng thực trạng hệ thống đào tạo nghề trong nước chưa đảm bảo được yêu cầu này.
Như vậy chuyển giao công nghệ hiện đại sẽ thúc đẩy quá trình phát triển đội ngũ LĐKT nước ta cả về số lượng và chất lượng. Nhưng yêu cầu đặt ra là phải cải thiện, hiện đại hóa hệ thống giáo dục đào tạo nghề để đảm bảo nắm bắt được trình độ các công nghệ được chuyển giao, đảm bảo hiệu quả ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.