Tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một phần của tài liệu Kiến nghị các giải pháp cơ bản phát triển lao động kỹ thuật trong ngành Công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 51 - 52)

II. Đánh giá các nhân tố tác động tới sự phát triển của lao động kỹ thuật: 1 Tác động của công tác đào tạo nghề:

2. Tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong những năm qua, nhờ các biện pháp giải phóng sức sản xuất trong nước và mở cửa nền kinh tế, tận dụng các nguồn lực bên ngoài mà nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng trung bình là hàng năm 7-8%, năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới, tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 6,23% tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ tăng trưởng cao, khả quan so với mức tăng trưởng chung của các nước trên Thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đạt được những kết quả khả quan theo hướng: tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông- lâm- ngư nghiệp, phù hợp với định hướng CNH- HĐH của nước ta.

Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu các ngành kinh tế có nhiều biến đổi tích cực: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm từ 40,6 – 40,7%, tỷ trọng dịch vụ chiếm khoảng 38,7 – 38,8%, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 20,6 – 20,7%. Công nghiệp và xây dựng luôn là khu vực có tỷ trọng cao nhất trong 3 khu vực của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng đa dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu. Các sản phẩm công nghiệp quan trọng đều tăng khá như điện, thép, phân bón, dầu thô, xi măng, than… Tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong GDP tăng dần thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế quốc dân. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp bình quân khoảng 10%/năm trong các năm qua. Về giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá so sánh năm 1994) năm 2007 tăng 17,1% so với năm 2006.

Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của khu vực công nghiệp còn yếu ngay cả với các nước trong khu vực. Trong khi tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp khá cao thì tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm còn thấp (năm 2007 con số này là khoảng 17,1% so với khoảng 10,2%). Tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm chưa cao. Hầu hết các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu ở nước ta dưới dạng nguyên liệu hoặc dưới dạng gia công, lắp ráp, tỷ lệ sản phẩm chế tạo rất thấp, giá trị mới tạo ra trong sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp có quy mô nhỏ, chưa chủ

động xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chủng loại sản phẩm chưa phong phú,

Một phần của tài liệu Kiến nghị các giải pháp cơ bản phát triển lao động kỹ thuật trong ngành Công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w