I. Phân tích thực trạng lao động kỹ thuật trong ngành công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua:
2. Đánh giá chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật hiện nay.
2.3. Năng suất lao động:
Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay, phát triển nguồn nhân lực tốt là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Để đánh giá chất lượng lao động, năng suất lao động là chỉ tiêu luôn được đề cập đến. Năng suất lao động và tăng năng suất lao động đã trở thành yếu tố quyết định khả năng tăng khối lượng hàng hóa dịch vụ, tạo ra tăng trưởng kinh tế. Ta có bảng biểu thị năng suất lao động ở ba khu vực kinh tế của Việt Nam như sau (lấy tốc độ tăng năng suất khu vực nông nghiệp làm chuẩn):
Bảng 8: Quan hệ năng suất lao động ở 3 khu vực giai đoạn 2001- 2008
Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
2001 1 7.2 4.8 2002 1 6.7 4.6 2003 1 6.4 4.4 2004 1 6.2 4.3 2005 1 6.1 4.2 2006 1 5.6 4.2 2007 1 5.5 3.9 2008 1 4.5 3.4
Nguồn: “Thực trạng về lao động- việc làm ở VN”, NXB Thống kê 2009
Theo số liệu thống kê ở trên, tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành công nghiệp là nhanh nhất. Năm 2008, Năng suất lao động bình quân một người của khu Vực II theo giá thực tế là 62,76 triệu đồng, gấp 4.5 lần năng suất khu vực I và gấp 1,3 lần năng suất khu vực III. Kết quả đó phù hợp với định hướng CNH- HĐH mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Tuy nhiên, so với các nước phát triển khác, năng suất lao động bình quân của Việt Nam vẫn còn rất thấp.
Năng suất lao động của Việt Nam nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái năm 2008 (bình quân khoảng 16,548 VND/USD) đạt 1.459 USD/người, còn thấp xa so
với mức năng suất lao động năm 2008 của nhiều nước trong khu vực (Indonesia 2.780 USD, Philippines 2.834 USD, Thái Lan 3.462 USD, Malaysia 15.721 USD, Singapore 50.216 USD, Nhật Bản 80.942 USD...). Ngành công nghiệp có năng suất lao động cao nhất, nhưng số lượng lao động chiếm tỷ trọng thấp (19,23%), tốc độ tăng chậm. Nguyên nhân của tình trạng trên là do cơ cấu các ngành công nghiệp tính gia công và khai thác nguyên nhiên vật liệu còn cao, giá trị tăng thêm thấp. Khi định hướng phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới ngày càng hiện đại, trình độ công nghệ sản xuất được nâng lên thì cải thiện chất lượng LĐKT để theo kịp công nghệ, vận hành được công nghệ, nâng cao năng suất lao động là công việc cấp thiết hiện nay.