0
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Những thách thức đặt ra đối với lao động kỹ thuật Việt Nam khi tham gia hội nhập:

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN LAO ĐỘNG KỸ THUẬT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP (Trang 40 -43 )

I. Phân tích thực trạng lao động kỹ thuật trong ngành công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua:

3. Những thách thức đặt ra đối với lao động kỹ thuật Việt Nam khi tham gia hội nhập:

hội nhập:

3.1. Nhu cầu lao động có tay nghề cao ngày càng tăng:

Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, khi khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất chính thì lao động kỹ thuật ngày cang có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên tỷ lệ lao động này trong tổng lực lượng lao động lại không cao, chiếm 23% trên tổng số lao động và LĐKT hoạt động trong ngành công nghiệp- xây dựng chỉ chiếm 16% tổng số. Hàng năm, số người mới tham gia vào đội ngũ lao động nước ta là 1,5 triệu lao động với cơ cấu

30% lao động qua đã đào tạo và 20% qua đào tạo nghề. Thực tế, số lượng lao động tăng lên hàng năm ở nước ta rất cao, trong khi số lượng công việc tạo ra hàng năm trên thị trường lao động nước ta không thể đáp ứng được hết lượng cung đó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay vẫn đang lâm vào tình cảnh là thiếu trầm trọng các lao động có chuyên môn kỹ thuật.

Mặc dù nhìn chung nhu cầu tuyển dụng lao động kỹ thuật ở các doanh nghiệp công nghiệp trong cả nước, đặc biệt các doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng. Mỗi năm nhóm ngành này có nhu cầu tuyển dụng 500- 600 ngàn lao động kỹ thuật nhưng con số được qua vòng tuyển dụng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu đề ra. Tỷ lệ này là khác nhau giữa từng ngành cụ thể. Và giải pháp mà các doanh nghiệp làm để đảm bảo số lượng công nhân kỹ thuật cần tuyển dụng là tuyển các LĐKT nước ngoài. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khi Việt Nam tham gia hội nhập, các điều kiện thuận lợi về một nền kinh tế mở làm cho số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Nhưng những hạn chế về thực trạng đội ngũ LĐKT Việt Nam khiền họ thất vọng, phải thuê LĐKT từ các nước khác. Cụ thể hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ 3 về tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam (khoảng 7,1 tỷ USD) với 724 dự án còn hiệu lực. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam với nhiều kỳ vọng, trong đó họ từng đánh giá công nhân Việt Nam rất khéo tay và chế tác xảo, nhưng khi bước vào thực hiện đề án lại phải thuê công nhân từ các nước láng giềng sang vì không tìm được lực lượng tại chỗ có thể đảm trách. Hay một trường hợp khác là một công ty Đài loan mở hai nhà máy tại Bắc Giang và Bắc Ninh, với Nhu cầu trên 300.000 kỹ sư cùng thợ chuyên nghiệp mà Việt Nam không thể cung ứng. Hãng này đã phải quyết định huấn luyện chuyên viên của họ ở nước ngoài…Đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp đầu tư nước ngoài khác vào Việt Nam cũng mắc phải hoàn cảnh tương tự.

Như vậy, thách thức lớn nhất đặt ra đối với nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung hiện nay là đáp ứng đủ số lượng LĐKT phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp. Khi số vồn đầu tư vào Việt Nam càng nhiều, số cơ hội việc làm mở ra cho các LĐKT càng lớn thì các giải pháp phát triển đội ngũ LĐKT càng trở nên cấp thiết.

3.2. Nhiều ngành mới xuất hiện với yêu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao: thuật cao:

Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đảng ta cũng nhận thức được vai trò quan trọng và ngày càng trở thành điều kiện tiên quyết đối với phát triển kinh tế xã hội của đội ngũ lao động tri thức, có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Do đó trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nhấn mạnh tới công tác đổi mới giáo dục và đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để “phát triển nhanh hơn các ngành công nghiệp và dịch vụ”.

Định hướng phát triển công nghiệp nước ta mà Đảng xác định là khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Khẩn trương thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện một số dự án quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu và hoá dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng.

Theo định hướng trên, các ngành công nghiệp hiện đại với hàm lượng khoa học công nghệ cao đã và đang dần dần hình thành trên thị trường kinh tế nước ta. Đó là các ngành công nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, điện hạt nhân, công nghiệp lọc dầu và chế biến dầu khí… Lấy ví dụ cụ thể, hiện nay, trong khi điện hạt nhân chiếm 15% sản lượng điện của thế giới, trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng đóng góp hàng tỷ USD lợi nhuận cùng với đem lại hàng triệu việc làm như các ngành kinh tế quan trọng khác nhưng Việt Nam chỉ mới triển khai xây dựng đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Tiến trình phát triển của ngành công nghiệp này tại Việt Nam còn quá chậm và tồn tại nhiều bất cập ngay trong công tác triển khai đào tạo nghề.

Để đáp ứng được đầy đủ các yếu tố đầu vào sản suất cho các ngành công nghiệp hiện đại chuẩn bị phát triển , khâu chuẩn bị một lực lượng lao động kỹ thuật vững về chuyên môn, giỏi về thực hành với ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tác phong công nghiệp hiện đại là điều kiện rất quan trọng. Do vậy để phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH với các mục tiêu phát triển công nghiệp mà Đảng và nhà nước đã đề ra, công việc phát triển nguồn LĐKT chất lượng cao là vô cùng quan trọng.

Như phân tích ở trên, một trong những điểm yếu của lao động nước ta nói chung và của các LĐKT nói riêng là vẫn chưa hình thành được cho mình tác phong công nghiệp trong lao động. Điểm yếu này thể hiện ở ý thức chấp hành kỷ luật lao động kém, khả năng kết hợp làm việc theo nhóm kém. Trong khi đó tác phong công nghiệp lại là điều kiện cơ bản nhất khi tham gia vào sản xuất của các LĐKT các nước phát triển. Vì vậy công tác giáo dục ý thức người lao động cũng rất cần thiết đối với LĐKT nước ta. Công tác này đòi hỏi chúng ta phải đổi mới tư duy cho các LĐKT càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp với các hình thức khuyến khích làm việc để người lao động nhận thấy lợi ích mình nhận được khi làm việc hết khả năng. Hiện nay, các hình thức khuyến khích mà chúng ta đang áp dụng là các cấp độ đãi ngộ và phụ cấp lương, thưởng. Tuy nhiên thực tế hiệu quả từ các hình thức đãi ngộ này chưa cao do người lao động cảm thấy vẫn chưa phù hợp và chưa là điều kiện thôi thúc mạnh mẽ khả năng lao động hết mình của họ. Họ nhận thấy chi phí cơ hội cho việc nghỉ ngơi vẫn cao hơn chi phí cơ hội của phương án làm hết khả năng và làm thêm giờ. Ngoài ra đổi mới lao động theo tác phong công nghiệp cũng yêu cầu một phương thức quản lý hiệu quả lao động tốt thay cho hình thức “chấm công” hiện nay. Vậy đổi mới tư duy LĐKT theo tác phong công nghiệp hiện nay là công việc đỏi hỏi vừa kết hợp giáo dục ý thức với các hình thức đãi ngộ phù hợp để khuyến khích làm việc, trên cơ sở phương thức quản lý năng suất lao động hiệu quả.

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN LAO ĐỘNG KỸ THUẬT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP (Trang 40 -43 )

×