Năng lực giảng dạy của các giáo viên:

Một phần của tài liệu Kiến nghị các giải pháp cơ bản phát triển lao động kỹ thuật trong ngành Công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 48 - 49)

II. Đánh giá các nhân tố tác động tới sự phát triển của lao động kỹ thuật: 1 Tác động của công tác đào tạo nghề:

1.3. Năng lực giảng dạy của các giáo viên:

Bên cạnh chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên giảng dạy là những người dễ có ảnh hưởng và ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng nhận thức chuyên môn và kỹ năng thực hành của người học nghề. Những kinh nghiệm và kỹ năng của người giảng viên sẽ được các học viên tiếp nhận trực tiếp trong quá trình giảng dạy. Do đó, người giảng viên phải vừa là một nhà sư phạm, một kỹ sư chuyên môn, có năng lực quản lý, năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và năng lực hoạt động xã hội.

Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực và LĐKT lành nghề, theo đó, các quyết định nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nghề và năng lực giảng dạy cho các giáo viên cũng được chú trọng triển khai. Theo quyết định số 1607/2002/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh xã hội, trong điều 3 mục 1 đã chỉ rõ quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề. Chương trình bồi dưỡng bao gồm: bồi dưỡng, chuẩn hóa và thường xuyên các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, đồng thời thực hiện bồi dưỡng nâng cao nhằm theo kịp yêu cầu công việc và nghề nghiệp, đảm bảo quy định yêu cầu của các chức danh cao hơn.

Thực hiện và triển khai quyết định trên, thời gian qua, đội ngũ giáo viên dạy nghề có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiện cả nước có 21.630 giáo viên tại trường CĐN, TCN và trung tâm dạy nghề. So với năm 2008, con số này tăng hơn 1.400 giáo viên. Riêng giáo viên trong các trường CĐN tăng 3.650 người. Có trên 2000 lượt giáo viên dạy nghề được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nghiệp vụ sư phạm, trong đó có nhiều người được đào tạo tiếp cận với trình độ quốc tế. Trong đội ngũ giáo viên dạy nghề và tham gia dạy nghề có 3.743 thạc sỹ, tiến sỹ. Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên một giáo viên.

Thực trạng trên đã thể hiện những cố gắng trong việc cải thiện chất lượng đội ngũ giáo viên, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, ở các cơ sở dạy nghề, đa số giáo viên tuổi đời còn rất trẻ và có thâm niên công tác từ 10 năm trở xuống (chiếm gần 40% số giáo viên), trong đó có đến 23,94% số giáo viên có thâm niên dưới 5 năm. Bên cạnh đó, số đông giáo viên dạy nghề chỉ được đào tạo về kỹ thuật và không được đào tạo về sư phạm, vì vậy kiến thức sư phạm của các giáo viên còn rất hạn chế, đặc biệt là năng lực thực hành giảng dạy. Điều này thể hiện những hạn chế lớn trong năng lực giảng dạy của các giáo viên cũng như khả năng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của từng người. Ngoài ra, so với chuẩn 1giáo viên/15 học sinh theo định hướng của nhà nước, thực tế các cơ sở đào tạo nước ta vẫn chưa đáp ứng được (tỷ lệ thực tế là 1/20, mới chỉ đạt mức quy đổi tối đa cho phép).

Những hạn chế còn tồn tại như nêu trên cần phải thực hiện, giải quyết để cải thiện chất lượng đội ngũ giáo viên, cải thiện chất lượng hệ thống đào tạo nghề trong thời gian tới. Vì chất lượng đội ngũ lao động lành nghề cũng như chất lượng LĐKT nước ta được được quyết đinh chủ yếu bởi chất lượng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Kiến nghị các giải pháp cơ bản phát triển lao động kỹ thuật trong ngành Công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w