Cơ cấu LĐKT:

Một phần của tài liệu Kiến nghị các giải pháp cơ bản phát triển lao động kỹ thuật trong ngành Công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 27 - 34)

I. Phân tích thực trạng lao động kỹ thuật trong ngành công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua:

1.2.Cơ cấu LĐKT:

1. Quy mô, cơ cấu lao động kỹ thuật trong ngành công nghiệp:

1.2.Cơ cấu LĐKT:

Thực trạng của đội ngũ lao động kỹ thuật Việt Nam hiện nay là vừa yếu lại vừa thiếu, bởi vậy chúng ta phải có các chính sách và biện pháp để khắc phục điểm yếu trên. Nhưng muốn đưa ra được các chính sách phù hợp, ta phải phân tích được cụ thể các tồn tại và nguyên nhân của chúng. Trong đó, các tồn tại trong cơ cấu LĐKT được xét theo các tiêu chí sau:

1.2.1. Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Hiện nay, cơ cấu lao động qua đào tạo trong nước cho thấy nhiều bất cập trong khâu đào tạo và sử dụng. Tại các nước phát triển, cấu trúc lao động đã qua đào tạo thường là 1 - 12 - 24, tức là ứng với một lao động có trình độ cao đẳng trở lên thì cần có 12 lao động có trình độ trung cấp và 20 công nhân kỹ thuật. Tuy nhiên, cấu trúc này ở Việt Nam là 1 - 0,8 – 3,7 tương ứng với khoảng 100 lao động có trình độ cao đẳng trở lên thì hiện mới có 80 lao động trung cấp và 370 công nhân kỹ thuật. Số liệu cơ cấu lao động qua đào tạo ở từng trình độ đào tạo năm 2008 được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo

Đơn vị: 1000 người

Người %

Sơ cấp 1.349 12.56

Công nhân kỹ thuật 5.877 54.71

Trung học chuyên nghiệp 1.563 14.55

Cao đẳng và Đại học 1.777 16.54

Trên Đại học 176 1.64

Cả nước 10.742 100.00

Theo cấu trúc này, thực trạng chúng ta đang sử dụng không hiệu quả nguồn lao động đã qua đào tạo. Số lượng đào tạo nhiều nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” vẫn diễn ra phổ biến.

Không chỉ vậy mà sự chuyển biến theo hướng tích cực để thay đổi cấu trúc này ở nước ta cũng đang diễn ra với tốc độ rất chậm chạp. Năm 2000, cấu trúc này của cả nước là 1 – 0,9 – 2,7 thì đến năm 2004 cũng chỉ tăng được tỷ lệ của công nhân kỹ thuật lên cấu trúc 1- 0,9 - 2,8 và đến năm 2008 là 1- 0,8 – 3,7. Nhìn chung chính sách hướng đào tạo nghề của nước ta thời gian qua đã chú trọng đến việc đào tạo để tăng số lượng công nhân kỹ thuật thực tế nhưng so với tổng thể cơ cấu đào tạo vẫn là bất hợp lý. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật trong cơ cấu lao động đã tăng hơn qua các năm nhưng số lượng LĐKT trình độ từ cao đẳng trở lên vẫn đào tạo quá tràn lan. Hiện nay, mục tiêu phát triển hợp lý mà Đảng và nhà nước ta vẫn đang hướng đến là cấu trúc đội ngũ lao động của cả nước phải là 1- 4- 10. Để đạt được mục tiêu này, nhiệm vụ chính là thuộc về hệ thống giáo dục đào tạo nghế nước ta.

1.2.2. Theo nhóm nghề chính.

Trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, Đảng ta luôn chú trọng đến các công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động kỹ thuật, để phục vụ mục tiêu: “đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” của nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X. Theo đó, tỷ trọng đóng góp GDP của ngành Công nghiệp vào mức GDP chung của toàn quốc sẽ là cao nhất và số LĐKT tập trung trong ngành cũng cao nhất. Ta có biểu đồ biểu diễn tỷ lệ LĐKT trong các nhóm ngành chính như hình 3.

Theo cơ cấu này (hình 3), thực trạng lao động không có chuyên môn kỹ thuật của nước ta còn quá lớn, nhất là trong ngành nông- lâm- ngư nghiệp. Tỷ lệ này thể hiện thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, tỷ lệ LĐKT trong khối ngành công nghiệp và xây dựng là cao nhất và cũng đông nhất, 39,59% tổng số lao động toàn ngành. Sở dĩ như vậy vì công nghiệp và xây dựng là những ngành đòi hỏi lao động phải là những người có trình độ, có khả năng vận hành máy móc thiết bị và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Tuy nhiên, số lao động không có chuyên môn kỹ thuật trong ngành công nghiệp vẫn chiếm tới hơn 50% tổng số lao động toàn ngành, đây là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp luôn cần tuyển thêm LĐKT.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong ngành công nghiệp và xây dựng, cơ cấu trình độ đào tạo của các lao động có chuyên môn kỹ thuật là 1- 0,8- 9,4 (tương ứng cứ 100 công nhân LĐKT trong ngành công nghiệp có trình độ cấp đẳng trở lên thì có 80 công nhân kỹ thuật có bằng trung cấp chuyên nghiệp và 940 công nhân kỹ thuật không bằng và trình độ sơ cấp). Cơ cấu này là bất hợp lý với chiến lược phát triển kinh tế trọng tâm là ngành công nghiệp của nước ta. Số lượng lao động đào tạo hệ hàn lâm quá cao trong khi nhu cầu lao động có tính thực hành nghề thực tế lại chưa được đáp ứng đầy đủ. Trong khi đó, lao động không có chuyên môn kỹ thuật và lao động giản đơn vẫn chiếm đại đa số và nhìn chung đây là tình trạng giống nhau trong cơ cấu tất cả các nhóm ngành kinh tế, không riêng ngành công nghiệp.

Dưới đây là số liệu về cơ cấu LĐKT theo các nhóm nghề chính trong ngành công nghiệp của nước ta qua các năm:

Năm

Công nghiệp Công nghiệp

Sảnxuất&phân phối

Xây dựng

khai thác mỏ chế biến điện, khí đốt, nước

1000 người % 1000 người % 1000 người % 1000 người % 2000 192 0.5 3.536 9.2 77 0.2 967 2.5 2001 271 0.7 3.790 9.7 103 0.3 1.254 3.2 2002 244 0.6 4.051 10.1 118 0.3 1.491 3.7 2003 322 0.8 4.512 11.0 128 0.3 1.796 4.4 2004 295 0.7 4.950 11.7 142 0.3 1.957 4.6 2005 404 0.9 5.042 11.6 147 0.3 2.187 5.0 2006 247 0.6 5.716 11.6 162 0.4 2.574 5.8 2007 277 0.6 5.569 12.2 281 0.6 2.636 5.8 2008 263 0.5 5.671 12.5 324 0.7 2.892 6.4

Nguồn: Các cuộc điều tra lao động- việc làm của BLĐTBXH

Từ các kết quả trên, ta nhận thấy LĐKT trong công nghiêp tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, tiếp theo là xây dựng, sản xuất & phân phối điện, khí đốt, nước; cuối cùng là công nghiệp khai thác mỏ. Số liệu đã phản ánh được thứ tự các ngành ưu tiên phát triển của nước ta hiện nay. Công nghiệp chế biến chủ yếu chế biến các loại nông sản và thủy hải sản luôn được coi là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam hiện nay vì giải quyết được số lượng lớn việc làm cho lao động qua đào tạo nhưng ở trình độ thấp. Quy mô ngành lớn, do đó, LĐKT tập trung trong ngành này cũng đông hơn các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, LĐKT ở tất cả các nhóm ngành thuộc ngành công nghiệp đều có một đặc điểm chung là doanh nghiệp phải đào tạo lại trước khi có thể sẵn sàng tham gia làm việc cho doanh nghiệp. Các lao động đều không có trình độ hoặc trình độ quá thấp, buộc doanh nghiệp phải tốn thêm thời gian và tiền bạc để đào tạo lại. Mặc dù thời gian đào tại rất ngắn nhưng chi phí đào tạo không phải nhỏ, nhưng quan trọng hơn là lao động qua đào tạo lại mới có thể thích ứng được với đặc thù công việc của doanh nghiệp. Điều này cũng phản ánh phần nào công tác đào tạo nghề kém hiệu quả ở nước ta hiện nay.

1.2.3. Theo các vùng, lãnh thổ.

Có thể nói, cơ cấu LĐKT ở nước ta hiện nay đang tồn tại rất nhiều điểm bất hợp lý, không chỉ về trình độ các cấp đào tạo, về ngành nghề đào tạo mà còn bất hợp lý giữa các vùng lãnh thổ trong cả nước, giữa thành thị và nông thôn.

Lao động nông thôn chủ yếu tập trung sản xuất trong nhóm nông- lâm- ngư nghiệp với tỷ trọng LĐKT chỉ có 3% tổng số lao động nông thôn. LĐKT tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung và các ngành dịch vụ. Tuy nhiên LĐKT trong các khu vực này cũng chỉ chiếm tỷ lệ 56,6% tổng số người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo sự phân bố vị trí địa lý các vùng trong cả nước, ta có bảng số liệu phản ánh tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật từng vùng như sau:

Bảng 5: Tình hình phân bổ lao động có CMKT theo vùng

Vùng Lao động có Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyênmôn kỹ

thuật Sơ cấp

Công nhân

kỹ thuật Trung học chuyên nghiệp

Cao đẳng và

Đại học Trên Đại học 1000 người % 1000 người % 1000 người % 1000 người % 1000 người % 1000 người %

Cả nước 5.241,6 100 572,8 100 1.715,09 100 1.593,5 100 1.288,5 100 17,61 100 ĐB sông Hồng 1.411,1 27 150,2 26 406,2 26 409,3 26 386,9 30 4,5 25.6 Đông Bắc 729,9 13 88,3 15 220,9 12 288,1 18 132,1 10 0,5 3 Tây Bắc 95,5 2 15,0 3 17,29 1 46,2 3 16,9 1 0,04 0.2 Bắc Trung Bộ 605,0 12 93,2 16 159,9 9 235,2 15 113,8 9 2,9 17 Duyên hải miền Trung 398,5 8 38,7 7 1.43,1 8 110,7 7 105,4 8 0,7 3.8 Tây Nguyên 171,8 3 23,9 4 59,0 3 51,1 3 37,7 3 0,07 0.4 Đông Nam Bộ 1.138,8 22 88,9 16 435.3 25 245,3 15 361,2 29 8,0 45.6 ĐB sông Cửu Long 691,0 13 74,6 13 273.4 16 207,6 13 134,5 10 0,9 4.9

Xét trên cả nước, lao động có chuyên môn kỹ thuật tập trung chủ yếu ở 4 vùng: Đồng bằng sông Hồng (27%) , Đông Nam Bộ (22%) , Đông Bắc (14%) , Đồng bằng sông Cửu Long (13%). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc (2%) . Tình hình phân bố lao động như trên cũng phản ánh được phần nào trình độ phát triển công nghiệp ở từng vùng. Vùng ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta với những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Do đó các LĐKT tập trung ở những vùng này với mật độ đông nhất. Để đảm bảo chính sách phát triển đồng đều về LĐKT giữa các vùng miền trên cả nước, Đảng và nhà nước ta cần có những chế độ đãi ngộ khác nhau khuyến khích người lao động làm việc và chuyển công tác giữa các vùng.

1.2.4. Theo giới tính:

Trong cơ cấu lực lượng lao động của nước ta, tỷ lệ lao động giữa nam và nữ là xấp xỉ 1:1. Tùy theo từng ngành khác nhau với đặc trưng công việc từng ngành mà tỷ lệ lao động nam và nữ là khác nhau. Ta có số liệu về tỷ lệ LĐKT nam và nữ trong khối ngành công nghiệp và xây dựng qua các năm như sau:

Bảng 6: Cơ cấu LĐKT nam và nữ trong khối ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2000- 2008

Năm LĐKT cả nước Nam Nữ

1000 người % 1000 người % 1000 người % 2000 6.900 18,0 4.184 21,8 2.716 14,3 2001 7.520 19,3 4.632 23,5 2.888 15,0 2002 8.209 20,1 4.966 24,4 3.243 15,8 2003 8.910 21,7 5.539 26,3 3.371 16,7 2004 9.496 22,5 5.877 27,1 3.619 17,5 2005 9.850 22,6 6.085 27,2 3.765 17,8 2006 9.968 22,3 6.119 26,8 3.849 17,8 2007 10.604 23,4 6.461 27,5 4.143 18,8 2008 10.742 24,2 6.547 27,8 4.195 19,3

Nguồn: các cuộc điều tra lao động- việc làm của Bộ Lao động

Nhìn chung tỷ lệ LĐKT trong tổng lực lượng lao động nước ta tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn trước khi hội nhập, tỷ lệ LĐKT tăng lên hàng năm cả nước

chỉ ở mức 0,5- 0,8% thì sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ lệ này đã tăng lên 1,1% ở cả lao động nam và nữ. Tuy nhiên tỷ lệ gia tăng này vẫn chưa thể coi là đột phá. Mặt khác, trong cơ cấu LĐKT nam và nữ, có một đặc điểm có thể dễ dàng nhận ra là tỷ lệ LĐKT nam trong tổng lực lượng lao động nam luôn cao hơn tỷ lệ LĐKT của nữ từ 7,5- 8,5%. Năm 2008, tỷ lệ LĐKT nam là 27,8% cao hơn tỷ lệ LĐKT nữ (19,3%) là 8,5%. Như vậy, tỷ lệ LĐKT nữ nước ta luôn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên qua cơ cấu đó ta cũng thấy được phần nào cái nhìn tích cực của xã hội đối với sự phát triển của phụ nữ, vai trò ngày càng quan trọng của người phụ nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Kiến nghị các giải pháp cơ bản phát triển lao động kỹ thuật trong ngành Công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 27 - 34)