Yếu tố về sức khỏe, tâm lý người lao động:

Một phần của tài liệu Kiến nghị các giải pháp cơ bản phát triển lao động kỹ thuật trong ngành Công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 38 - 39)

I. Phân tích thực trạng lao động kỹ thuật trong ngành công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua:

2. Đánh giá chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật hiện nay.

2.5. Yếu tố về sức khỏe, tâm lý người lao động:

Khi so sánh tình trạng sức khỏe của lao động Việt Nam với các nước khác, sử dụng các chỉ tiêu về tình trạng sức khỏe đã được quy định, ta có thể thấy so với các nước Châu Á có cùng trình độ phát triển, điều kiện kinh tế tương đồng như Việt Nam là In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Lào… thì thể lực của lao động Việt Nam có nhiều điểm vượt hơn. Nhưng nếu đem so sánh với các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Úc…,thể lực lao động Việt Nam thật sự còn kém xa: thể lực lao động VN kém cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hạn chế cường độ làm việc trong các ngành công nghiệp hiện đại do áp lực công việc lớn, đòi hỏi cao. Do đó nó làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của lao động Việt Nam với lao động các nước trong khu vực và thế giới. Thanh niên Việt Nam không chỉ thấp, bé, nhẹ cân mà còn yếu về sức mạnh cơ bắp, sức dẻo dai và sức bền. Các chỉ số về thể lực như cân nặng, chiều cao trung bình của lực lượng lao động Việt Nam là 162,5cm; 49,7kg và có sự chênh lệch lớn giữa thành thị- nông thôn, giữa các vùng miền trên cả nước.

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới WHO với những lao động từ 16 tuổi trở lên, đánh giá về dinh dưỡng của lao động Việt Nam cho thấy:

Số người gầy chiếm 48,7% và tăng theo lứa tuổi. Số người trung bình chiếm 50% và giảm theo lứa tuổi. Số người béo chiếm 1,3% và giảm theo lứa tuổi.

Trọng lượng và chiều cao của lao động Việt Nam thường thấp hơn so với các nước trong khu vực. Con số cụ thể là nam thanh niên Việt Nam 18 tuổi thấp hơn Nhật Bản 8cm, trong khi cùng lứa tuổi đó ở nữ là thấp hơn 4cm. Tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của Việt Nam chỉ đạt 60,2 tuổi, xếp thứ 116/174 nước trên thế giới. Tính trung bình, mỗi người dân có tới 12 năm ốm đau so với 72,2 tuổi thọ bình quân. Lao động Việt Nam tự hào có truyền thống cần cù, ham học hỏi,

nhưng với thể lực còn nhiều hạn chế cũng là trở ngại lớn đối với vấn đề nâng cao chất lượng lao động của ta (bao gồm cả lao động kỹ thuật). Do vậy một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quan tâm phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho người lao động.

Một phần của tài liệu Kiến nghị các giải pháp cơ bản phát triển lao động kỹ thuật trong ngành Công nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w