Khách du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 85 - 88)

Những năm trở lại đây, cùng với việc cải thiện các điều kiện giao thông, cơ sở lưu trú, công tác quảng bá du lịch,… chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, Hà Giang cũng có những chính sách riêng nhằm kịp thời thu hút khách du lịch đến tỉnh mình. Chính vì vậy, trong 10 năm trở lại đây lượng khách du lịch đến Hà Giang có những thay đổi đáng kể. Năm 2011, số lượng khách du lịch đến Hà Giang đạt gần 330.000 lượt người.

(Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Hà Giang)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Nguồn: Tác giả biên tập)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khách du lịch nội địa đến Hà Giang từ tất cả các tỉnh trong cả nước nhưng nhiều nhất vẫn là các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2004, khách nội địa đến Hà Giang là 19.000 lượt khách, năm 2006 là 74.494 lượt khách (tăng 3,9 lần so với năm 2004), năm 2008, Hà Giang đón 138.646 lượt khách và năm 2011, số lượng khách đạt 289.561 lượt khách (tăng 15,2 lần so với năm 2004).

Khách nội địa đến với Hà Giang có thành phần khá đa dạng, gồm học sinh, sinh viên trong các trường đại học ở nhiều địa phương trong cả nước chiếm tới 40%. Loại khách này thường đi theo đoàn với số lượng đông từ 40 - 50 người, thậm chí có đoàn đông hơn, số lượng lên tới hàng trăm người (sinh viên các trường đại học đi thực địa), điểm đến chủ yếu là các địa danh như cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn. Khách du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học đi nhóm nhỏ một vài người vào thời gian bất kì trong năm và thường lưu lại với thời gian khá dài, đặc biệt trong những năm gần đây các nhóm nghiên cứu khoa học về cao nguyên đá Đồng Văn. Khách tham quan của các cơ quan, tổ chức ở các cấp ngành, các địa phương, thường được tổ chức theo đoàn với số lượng khoảng 20 - 30 người. Khách du lịch là các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà hoạt động trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí… Khách du lịch tự do (du lịch lẻ) thường đi theo nhóm từ 5 - 10 người, thời gian du lịch không có tính quy luật rõ rệt.

Bên cạnh sự gia tăng của khách nội địa, khách quốc tế đến Hà Giang cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004 - 2011. Năm 2004, lượng khách quốc tế đến Hà Giang đạt 29.178 lượt khách, năm 2008 đạt 49.445 lượt khách (tăng 1,7 lần so với năm 2004), năm 2011 là 40.386 lượt khách dù giảm 0,8 lần so với năm 2008 nhưng vẫn tăng 1,4 lần so với năm 2004.

Khách quốc tế đến đây chủ yếu từ Trung Quốc, còn lại khách du lịch là người Châu Âu - “Du lịch ba lô” đi du lịch với mục đích thăm quan vãn cảnh trên cao nguyên đá, du lịch mạo hiểm (leo núi, đi xuồng cao su khám phá hẻm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vực sông Nho Quế), du lịch nghiên cứu (khám phá cảnh quan nguyên sinh, thăm thú hang động), du lịch văn hoá (tìm hiểu nếp sống văn hoá bản địa, văn hóa làng bản, chợ vùng cao)… Thời gian lưu trú lâu và thường đến vào mùa du lịch (thường là mùa khô). Ngoài ra, khách du lịch chuyên đề gồm các chuyên gia nghiên cứu khoa học về cao nguyên đá Đồng Văn, về nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc…Thành phần này thường lưu trú lâu hơn và vào bất kể thời gian nào trong năm.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 85 - 88)