Quản lý và kinh doanh du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 95 - 98)

3.2.4.1. Hình thức quản lý

Hiện tại, ở Hà Giang có hai mô hình quản lý phổ biến đối với làng VHDLVĐ, đó là ban tự quản hoặc hợp tác xã dịch vụ du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

a) Ban quản lý tự quản: Được thành lập do người dân tự bầu ra (sau đó được chính quyền phê chuẩn) có trách nhiệm thay mặt người dân quản lý toàn bộ hoạt động du lịch và dịch vụ trong làng. Thành phần ban quản lý ở nhiều địa phương gồm các thành viên (trưởng thôn, đại diện của các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, phụ nữ, hội nông dân, hội làm vườn…). Ưu điểm: Phát huy vai trò tự chủ của người dân trong mọi lĩnh vực liên quan đến kinh doanh và dịch vụ trong làng bản. Lôi cuốn được mọi người dân trong làng tham gia. Nhược điểm: Tư cách pháp nhân không cao, khả năng huy động vốn của cộng đồng thấp.

b) Hợp tác xã dịch vụ du lịch: Là một loại hình quản lý bậc cao hơn ban tự quản cộng đồng và được thành lập bởi một số xã viên tự nguyện tham gia vào đóng góp cổ phần để hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch tại thôn bản. Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân, khả năng huy động vốn tốt, được hưởng một số chính sách ưu tiên, ưu đãi của nhà nước, dễ dàng trong việc phân chia hưởng lợi. Nhược điểm: Mất đi phần nào đó tính chất của cộng đồng, dễ gây phân hóa trong hoạt động của cộng đồng vì mục đích chung, khả năng huy động sức mạnh cộng đồng không cao.

3.2.4.2. Kinh doanh du lịch cộng đồng

Để duy trì thu nhập thường xuyên và bền vững, làng văn hóa du lịch phải: Tạo mối quan hệ với các công ty lữ hành đưa khách du lịch, quảng bá và giới thiệu rộng rãi các sản phẩm du lịch của địa phương, tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến ăn uống một cách chủ động, tổ chức luyện tập, tập huấn để nâng cao kỹ năng phục vụ để làm hài lòng khách đến thăm bản, mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch; xây dựng các khung, mức giá cho các dịch vụ và sản phẩm du lịch. Mức giá này phải được thống nhất trong cộng đồng với từng sản phẩm. Các gia đình không được tùy tiện định giá để đảm bảo sự thống nhất chung và tạo tâm lý tin tưởng của khách du lịch đối với từng sản phẩm địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phân chia lợi nhuận: Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung của toàn bản. Nội dung phân chia lợi nhuận như sau:

- Người cung cấp dịch vụ du lịch (cán bộ, cá nhân làm dịch vụ) được hưởng 80% doanh thu do hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch để bù đắp chi phí vật chất và công sức lao động bỏ ra.

- Đóng góp vào quỹ phát triển cộng đồng của bản 5% doanh thu.

- Đóng góp cho ban quản lý du lịch bản 15% doanh thu (trả thù lao cho các thành viên trong ban quản lý, chi quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến phát triển dịch vụ du lịch của bản, chi mua sắm trang thiết bị…).

Tất cả các nguồn thu chi từ cung cấp dịch vụ du lịch đều được phản ánh trung thực, đầy đủ, chính xác trong sổ sách theo quy định của thôn bản và quy định của Nhà nước.

3.2.4.3. Mô hình phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng

Mô hình phát triển LVHDLCĐ cần phải thỏa mãn các nội dung cơ bản sau: * Về mặt VH – XH:

- Phát huy, huy động nguồn lực xã hội và người dân đối với việc bảo vệ, phát triển TNTN, góp phần phát triển bền vững xã hội.

- Khơi dậy niềm tự hào của người dân trong bản về bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ thấy được vai trò trách nhiệm của mình với việc giữ gìn giá trị văn hóa bản địa.

- Nâng cao trình độ kiến thức văn hóa cho cộng đồng dân bản để hội nhập với bên ngoài, đồng thời tạo nhận thức mới cho các thành viên trong bản phát huy trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.

- Tạo nên một kết cấu xã hội chặt chẽ giữa các thành viên cộng đồng với nhau thông qua hoạt động dịch vụ du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Về mặt tài nguyên và môi trường

Phải nâng cao nhận thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng đối với việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị TNTN và văn hóa bản địa, giữ gìn môi trường không bị ô nhiễm, tàn phá.

* Về mặt kinh tế

- Phát triển dịch vụ DLCĐ phải góp phần giải quyết công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong cộng đồng.

- Phát triển dịch vụ DLCĐ đóng góp vào nguồn thu phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng, cho ngân sách địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Việc phân chia các nguồn lợi từ DLCĐ phải góp phần thực hiện công bằng xã hội, kích thích sự phát triển của địa phương về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)