Đầu tư là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế trong đó có du lịch. Nhận thấy rõ tiềm năng du lịch của mình, trong những năm gần đây, UBND tỉnh đã quan tâm cấp và bổ sung vốn đầu tư cho một số dự án nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các cơ sở lưu trú, lữ hành, phương tiện vận chuyển khách du lịch và các khu vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, tỉnh còn ban hành nhiều chính sách kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Nhờ những chính sách đúng đắn đó, Hà Giang đã huy động được một nguồn vốn ngày càng tăng của Nhà nước và tư nhân đầu tư vào phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư vào các điểm du lịch tiềm năng của tỉnh. Năm 1999, tổng số vốn đầu tư vào phát triển du lịch là 42,4 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào các điểm du lịch 37,5 tỷ đồng (chiếm 88,0% tổng số vốn đầu tư; năm 2010, tổng số vốn đầu tư vào phát triển du lịch là 566,0 tỷ đồng, đầu tư vào các điểm du lịch chiếm 90,0% tổng số vốn đầu tư).
Bên cạnh đó, Hà Giang còn đang đầu tư xây dựng một số công trình vui chơi, giải trí hiện đại có quy mô lớn như: Công viên nước Hà Phương, khu du lịch núi Cấm, khu du lịch Suối Tiên, khu vui chơi Thạch Lâm Viên,... Nhiều điểm du lịch đã được các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư xây dựng, nâng cấp. Tuy nhiên với nguồn vốn còn hạn chế cùng với việc thiếu các dự án quy hoạch cụ thể cho từng khu, điểm du lịch nên thực tế các điểm du lịch đó chưa được xây dựng hoàn chỉnh và chưa khai thác được tiềm năng du lịch ở đó. Một khâu không kém phần quan trọng và đang được đầu tư chưa hợp lý chính là Hà Giang chưa chú trọng vào xây dựng một số cơ sở sản xuất các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mặt hàng lưu niệm như: lanh, lụa, tơ tằm, thổ cẩm,... vốn là một trong những thế mạnh sẵn có của tỉnh.
(Nguồn: Sở Văn hóa- thể thao- du lịch Hà Giang)
Hình 3.3. Đầu tƣ phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 1999- 2010