Đánh giá chung

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 92 - 93)

Hà Giang - một mảnh đất còn nhiều điều mới mẻ đối với du lịch, thậm chí có một số nơi du lịch chưa hề đặt chân tới. Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có nhiều nét độc đáo, riêng biệt không phải vùng nào cũng có được, đã mang đến cho Hà Giang khả năng phát triển loại hình DLCĐ rất lớn. Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2005- 2010, định hướng đến năm 2020 xác định: "Văn hóa các dân tộc Hà Giang là tài nguyên du lịch nhân văn rất quan trọng để thúc đẩy ngành du lịch Hà Giang phát triển". Vì vậy, các cấp các ngành của tỉnh tích cực tiến hành triển khai xây dựng LVHDLCĐ. Đây được coi là bước đột phá quan trọng để phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang nói chung và loại hình DLCĐ nói riêng.

Có thể khẳng định rằng chủ trương phát triển các LVHDLCĐ trên địa bàn tỉnh là đúng đắn và đạt được kết quả khả quan. Người dân hồ hởi, phấn khởi khi được hưởng thành quả trực tiếp do chủ trương xây dựng làng văn hóa du lịch đem lại: cảnh quan thôn xóm, nhà cửa được chỉnh trang, dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng; đường làng ngõ xóm được kiên cố hóa; khu vực công cộng được quét dọn thường xuyên; hầu hết gia súc, gia cầm đã được đưa ra khỏi gầm sàn các nhà dân.

Một số địa phương đã có sản phẩm cung cấp cho thị trường hàng lưu niệm phục vụ cho khách du lịch được sản xuất từ làng nghề thủ công truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống như: các sản phẩm của hợp tác xã dệt lanh Hợp Tiến của xã Lùng Tám (huyện Quản Bạ); mây tren đan ở huyện Bắc Quang, Vị Xuyên; rượu ngô Thanh Vân (huyện Quản Bạ); rượu ngô Nàng Đôn (huyện Hoàng Su Phì); trang phục của đồng bào dân tộc Lô Lô, Pà Thẻn, Dao… Bước đầu giúp người dân Hà Giang và du khách được thưởng thức và trải nghiệm một loại hình hoạt động hoàn toàn mới tại đây. Đó là hoạt động thăm quan, ăn cơm, nghỉ ngơi tại các làng bản mà trước đây còn rất xa lạ, trên cơ sở đó làm phong phú và hấp dẫn thêm cho các sản phẩm du lịch của tỉnh.

Tính đến năm 2011, có một số LVHDLCĐ hoạt động có hiệu quả như: Thôn Tha, thôn Tiến Thắng (thành phố Hà Giang); Thôn Mý Bắc, thôn Chì (huyện Quang Bình); Lũng Cẩm Trên, Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn); Thôn Làng Giang, thôn Làng Giang, thôn Phìn Hồ, thôn Giàng Thượng, thôn Nậm Hồng (Hoàng Su Phì)… Các làng văn hóa du lịch khác đang từng bước đi vào hoạt động và có dấu hiệu khả quan.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 92 - 93)