Những yếu tố hấp dẫn của Hà Giang và nhận diện các địa phương

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 78 - 80)

cạnh tranh

2.6.1.1. Những yếu tố hấp dẫn

- Thứ nhất, địa danh Hà Giang với tư cách là tỉnh biên giới địa đầu tổ quốc Việt Nam có sự hấp dẫn đặc biệt về sự mới mẻ. Lãnh thổ Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 800 đến 1.200m so với mực nước biển. Sự phân hóa địa hình sâu sắc hình thành các tiểu vùng mang những đặc điểm khác nhau về khí hậu, sinh thái cảnh quan với những nét hoang sơ và hùng vĩ, điều này tạo ra đối với du khách về sự hấp dẫn của mảnh đất Hà Giang.

- Thứ hai, tài nguyên du lịch tự nhiên của Hà Giang phong phú và đa dạng. Hà Giang có nhiều phong cảnh đẹp, hấp dẫn có khả năng phát triển mạnh mẽ về du lịch. Đặc biệt năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, một địa danh có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt mang tầm quốc tế. Địa danh ấy ngày nay không còn khép mình trong phạm vi một tỉnh, một nước mà đã trở thành di sản của cả nhân loại với những giá trị riêng biệt, độc đáo.

- Thứ ba, Hà Giang là nơi hội tụ của 22 dân tộc khác nhau như Mông, Dao, Pu Péo, Tày, Nùng, Pu Péo, Cờ Lao, La Chí, Bố Y… Các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảng đất Hà Giang qua bao thế hệ khẳng định một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật vô cùng phong phú. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa truyền thống hết sức độc đáo từ tên gọi, trang phục, nơi cư trú, ngôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, thiết chế xã hội truyền thống... đã tạo cho Hà Giang có những nét văn hóa đặc sắc, hoàn toàn khác biệt so với nhiều địa phương khác trong vùng cũng như trong cả nước. Hà Giang có nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị.

- Thứ tư, các sản vật của núi rừng và văn hóa ẩm thực cũng rất phong phú và có nét riêng, góp phần tạo nên ấn tượng khó phai đối với du khách mỗi lần có dịp ghé thăm vùng đất địa đầu này. Chè shan tuyết vùng cao, cam rừng, rượu ngô Thanh Vân, hồng không hạt, thảo quả muối, chè Tùng Vài, thổ cẩm Lùng Tám, cùng với những sản phẩm văn hoá tinh tế như thổ cẩm, khèn, sáo; rượu ngô đã là những thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong vùng. Đến với Hà Giang, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc trưng của vùng sơn cước và cùng với đó là được hòa vào trong văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc nơi đây, như thắng cố, mèn mén, thịt bò khô, thịt lợn hun khói…

2.6.1.2. Nhận diện các địa phương cạnh tranh và khả năng liên kết

Trong việc thu hút khách du lịch, những năm gần đây Hà Giang nổi lên như là một hiện tượng mới. Với một cảnh quan tự nhiên đẹp tiềm ẩn, hoang sơ không thể trộn lẫn, với một nền văn hóa dân tộc đậm bản sắc. Điểm du lịch mới này đáp ứng được các yêu cầu: nguyên sơ, có giá trị du lịch cao, hấp dẫn, khả năng phát triển lâu dài. Hà Giang có đủ điều kiện để trở thành một điểm du lịch mới theo cách lập luận này. Các địa phương lân cận như Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu... có những nét khá tương đồng với Hà Giang sẽ là các địa phương cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch (theo nghĩa cạnh tranh lành mạnh).

Với Lào Cai, ngành du lịch đã phát triển từ lâu và có thể nói đi trước Hà Giang một bước, ở đây có sự quy hoạch khá đồng đều với nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Tài nguyên du lịch trọng tâm của tỉnh là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam.

Tuyên Quang là tỉnh có tiềm năng lớn phát triển du lịch với hơn 500 điểm di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 398 điểm di tích lịch sử cách mạng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đây là lợi thế giúp Tuyên Quang phát triển du lịch lịch sử - văn hóa như quần thể Khu du lịch văn hóa - lịch sử và sinh thái Tân trào. Ngoài ra, Tuyên Quang còn có nhiều cảnh đẹp nên thơ, những cánh rừng nguyên sinh, nhiều hang động, thác nước, sông hồ đẹp ngoạn mục.

Cao Bằng là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, văn hóa, có thế mạnh về tiềm năng du lịch với hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú như: Cụm di tích lịch sử Pác Bó - cội nguồn cách mạng Việt Nam gắn liền với những năm tháng hoạt động cách mạng của lãnh tụ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Cao Bằng còn có sự phong phú, đa dạng về các tập tục văn hóa truyền thống.

Trong khoảng 5 năm lại đây, liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, vùng miền đã được chú trọng. Một loạt hội thảo, văn bản ký kết hợp tác giữa các tỉnh trong các vùng đã được triển khai. Hoạt động liên kết này nhằm phát huy lợi thế của các địa phương, vùng miền, mang đến những sản phẩm và chất lượng du lịch tốt nhất. Cuối năm 2010, khu vực Việt Bắc có triển khai liên kết, ký kết phát triển du lịch “Về nguồn Việt Bắc” gồm sáu tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang nhằm thúc đẩy phát triển du lịch toàn vùng.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 78 - 80)