Nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 89 - 90)

Đối với tỉnh Hà Giang, du lịch là một ngành tương đối mới mẻ. Vì vậy, nguồn nhân lực tham gia trong lĩnh vực này còn ít mặc dù có tăng qua các năm. Năm 2004, tổng lao động làm việc trong ngành du lịch là 460 người đến năm 2010 tăng lên 1.032 người gấp 2,2 lần năm 2004. Trong đó, số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 4,5%; số lao động có trình độ Cao đẳng và trung cấp chiếm 8,0%; lao động phổ thông là 87,5% (năm 2010). Như vậy, tổng số người có trình độ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp quá ít. Số lao động phổ thông còn nhiều. Số lao động này chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, hơn nữa trình độ ngoại ngữ nói chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt, những năm gần đây thị trường khách các nước Nhật, Đức, Pháp,... tăng cao nhưng cán bộ quản lý và nhân viên thành thạo các thứ tiếng đó tại các cơ sở lưu trú, các điểm du lịch và công ty lữ hành lại rất thiếu và yếu trong hoạt động phục vụ khách. Đây là một trong những khó khăn, thách thức đối với du lịch Hà Giang.

Nhằm giải quyết những khó khăn trên, công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lịch của tỉnh được chú ý quan tâm. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh đã tổ chức được 63 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho học viên là cán bộ quản lý các cơ sở ban ngành; cán bộ cấp xã; cán bộ quản lý và các nhân viên, lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, các khu điểm du lịch, các làng văn hóa du lịch cộng đồng và các em học sinh với 3.113 người.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 89 - 90)