Các văn bản pháp quy và chủ trương phát triển du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 113 - 115)

4.1.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Ngày 30 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, du lịch Việt Nam cần khai thác tốt điểm mạnh, nắm bắt được cơ hội, khắc phục những tồn tại, hạn chế và vượt lên khó khăn thách thức để phát triển du lịch.

Chiến lược cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân từ nay đến năm 2020 sẽ đạt từ 11,5% đến 12%/năm. Theo đà tăng trưởng đó, đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón từ mười đến 10,5 triệu lượt du khách quốc tế và từ 47 đến 48 triệu lượt du khách trong nước với tổng thu nhập từ 18 đến 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 đến 7% GDP; tạo ra hơn ba triệu việc làm với 870 nghìn lao động trực tiếp. Ðến năm 2030, tổng thu từ khách du lịch của nước ta sẽ tăng gấp hai lần năm 2020.

4.1.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Ngày 22 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số số 201/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn , có tính chuyên nghi ệp với hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao , đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc , cạnh tranh được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với các nước trong khu vực và thế giới . Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Về tổ chức lãnh thổ, phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước. Kèm theo quyết định này danh mục các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch. Trong quy hoạch này Khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong 47 khu du lịch được quy hoạch trong cả nước với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2030 là 670 USD, riêng giai đoạn 2011-2020 là 220 triệu USD.

4.1.1.3. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn 2030

Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 310/QĐ-TTg, ngày 07/02/2013. Quy hoạch đặt mục tiêu bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn các giá trị di sản trong Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn như bảo tàng thiên nhiên về địa chất, sinh học và lịch sử văn hóa dân tộc bản địa dưới dạng các công viên chuyên đề bao gồm: Công viên địa văn hóa, Công viên địa sinh học, Công viên khoa học địa chất ; 15 làng văn hóa du lịch ở bốn huyện được bảo tồn và tôn tạo; 100% khu vực bảo tồn thiên nhiên, khu vực sinh thái núi cao được bảo vệ nghiêm ngặt.

Bên cạnh đó, khai thác các giá trị di sản trong Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn thông qua quy hoạch đầu tư để phát triển dưới dạng mô hình kinh tế du lịch, qua đó thu hút người dân tham gia trực tiếp làm du lịch cộng đồng. Thông qua quy hoạch đầu tư biến công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành khu du lịch quốc gia.

4.1.1.4. Chủ trương quy hoạch sân bay phục vụ phát triển KT-XH và du lịch

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về mặt nguyên tắc xây dựng cảng hàng không Hà Giang rộng 400 ha, quy mô dự kiến đến năm 2020 là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25.000 hành khách/năm, sẽ được đặt tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang. Theo phương án lựa chọn, sân bay sẽ được đặt tại thôn Mục Lạn, xã Tân Quang. Đây là bãi bằng dọc theo 2 sườn núi thuộc các xã Tân Thành, Đồng Tâm và Tân Quang, huyện Bắc Quang, cách thành phố Hà Giang 40 km.

Đến năm 2020, nhà ga hành khách và khu hàng không sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng của 25.000 hành khách/năm; giai đoạn 2020 đến 2030 sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng của 80.000 hành khách/năm. Với quy mô nêu trên, dự kiến Cảng Hàng không Hà Giang sẽ sử dụng diện tích đất gần 400 ha và sẽ đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động bay của loại máy bay A320.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 113 - 115)