Quan điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 116 - 117)

Phát huy tiềm năng tài nguyên du lịch vật thể và phi vật thể, khai thác các thế mạnh của du lịch Hà Giang tạo ra các sản phẩm DLCĐ đặc thù của tỉnh góp phần phát triển KT - XH, xóa đói giảm nghèo của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Các định hướng phát triển DLCĐ tỉnh Hà Giang được xây dựng trên cơ sở dài hạn, không chỉ đến năm 2030 mà còn phải tạo nền móng cho các giai đoạn phát triển cao hơn. Phát triển DLCĐ phải phù hợp với định hướng phát triển KT - XH Hà Giang và Chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam.

Thứ nhất, phát triển DLCĐ tỉnh Hà Giang trước hết phải thỏa mãn nhu cầu về du lịch. Đó là các hoạt động tham quan làng, bản, khách du lịch sẽ được sống và trải nghiệm cuộc sống thường nhật của cộng đồng bản địa. Bên cạnh đó cần quan tâm đến thị trường khách du lịch từ các tỉnh lân cận và từ Trung Quốc sang.

Thứ hai, phát triển DLCĐ phải đảm bảo mục tiêu bảo tồn trong hoạt động du lịch. Hoạt động DLCĐ nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị thương mại hóa các giá trị nhân văn của cộng đồng. Vì thế mục tiêu bảo tồn cần được lưu tâm đồng thời giảm thiểu sức ép của du lịch đại trà, số đông lên môi trường và cộng đồng. DLCĐ phải phát triển theo hướng cung cấp chứ không nên bị lái theo nhu cầu của nhiều loại khách du lịch.

Thứ ba, đảm bảo hoạt động DLCĐ có chất lượng. Để làm được điều này phải quan tâm đến công tác giáo dục, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, cải thiện các dịch vụ du lịch phù hợp với DLCĐ. Đặc biệt quan tâm đến yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo dục môi trường và quản lý tài nguyên du lịch. Cần thu hút khách du lịch quan tâm đến môi trường và đến chất lượng du lịch hơn là số lượng.

Thứ tư, hỗ trợ cộng đồng, tức là tạo cơ hội sử dụng lao động và các sản phẩm địa phương để thu hút khách du lịch. Tăng cường phát triển các làng nghề thủ công - mỹ nghệ truyền thống để tạo ra được nhiều mặt hàng: thổ cẩm, mây tre đan, trang sức bạc…

Thứ năm, cộng đồng đều có quyền tham gia và quyết định vào các hoạt động du lịch, quyền sở hữu các tài nguyên du lịch, quyền phân chia lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đem lại.

Thứ sáu, hoạt động DLCĐ phải tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân; đem lại doanh thu cho nền kinh tế của tỉnh. Muốn làm được phải khai thác mọi nguồn lực về tự nhiên, dân cư, kinh tế để phát triển DLCĐ một cách đồng bộ có sự kết hợp với các ngành khác, nhằm đem lại doanh thu cao nhất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)