Hệ thống giao thông vận tải

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 72 - 74)

2.4.1.1. Hệ thống đường quốc lộ

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 4 tuyến quốc lộ đi qua, đây là những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh với tổng chiều dài qua địa bàn 458 km, cụ thể như sau:

- Quốc lộ 2: Được nâng cấp xong năm 2004 (đoạn từ Đoan Hùng - thành phố Hà Giang) là đường cấp 3 miền núi được trải thảm bê tông nhựa toàn tuyến với tải trọng H30 - XB80. Tổng chiều dài đi qua địa phận tỉnh Hà Giang là 108 km, là tuyến đường quan trọng nhất nối Hà Giang với thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi.

- Quốc lộ 4C (cung đường mang tên Hạnh phúc trước đây), có chiều dài 204 km, điểm đầu tại thành phố Hà Giang, điểm cuối xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), đi qua 4 huyện vùng cao phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Hiện nay, quốc lộ này đã được nâng cấp rải nhựa.

- Quốc lộ 34: Có chiều dài 73 km, điểm đầu từ cột mốc Km 0 thành phố Hà Giang đi qua huyện lỵ Bắc Mê, điểm cuối thuộc bản Tính xã Yên Phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Bắc Mê), toàn tuyến đã được nâng cấp, rải nhựa đi lại thuận tiện. - Quốc lộ 279: Tổng chiều dài 73 km.

2.4.1.2. Hệ thống đường tỉnh và huyện

Hiện nay Sở Giao thông vận tải Hà Giang đang quản lý và duy tu bảo dưỡng 10 tuyến với chiều dài 460 km còn lại 39 tuyến với chiều dài 1.204 km do các huyện quản lý. Trong đó: Một số tuyến đường quan trọng đã được nâng cấp rải nhựa trong thời gian qua như: Đường Tân Quang (Km 244 QL2) - Hoàng Su Phì - Xín Mần, đường Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc, đường Xín Mần - Mốc 5, đường Na Khê - Bạch Đích, đường Vĩnh Tuy - Xuân Giang. Các tuyến đường đang được nâng cấp như: Đường Pả Vi - Xín Cái - Sơn Vĩ, đường Mốc - Mốc 22 đường Minh Ngọc - Mậu Duệ, đường Xuân Giang - Yên Bình, đường Yên Bình - Nà Chì - Cốc Pài, đường Bắc Mê - Na Hang.

Giao thông nông thôn: Hệ thống đường giao thông nông thôn những năm qua phát triển khá nhanh. Hiện tại toàn tỉnh có 3.197 km đường giao thông nông thôn, trong đó chủ yếu là đường loại B, đường dân sinh. Đường giao thông nông thôn là loại đường cấp thấp nên hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, mặt đường là mặt đất, đá tự nhiên.

Mạng lưới giao thông liên vùng, liên huyện, liên xã cũng được tăng cường đầu tư xây dựng. Song do nguồn kinh phí ít, công tác duy tu bảo dưỡng chưa được thực hiện tốt và thường xuyên nên hầu hết các tuyến giao thông nông thôn có chất lượng xấu, xe ô tô chỉ đi lại được trong mùa khô. Đặc biệt các tuyến giao thông đến các xã, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều là đường đất, chất lượng xấu, việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

Là tỉnh miền núi địa hình chia cắt, núi non hiểm trở, độ dốc tự nhiên lớn, dòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Giao thông thuỷ không phát triển mà chủ yếu nhân dân sống ở khu vực ven sông thành lập những bến đò nhỏ để phục vụ đi lại qua sông ở những nơi không có cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 72 - 74)