Cộng đồng dân tộc và văn hóa truyền thống dân tộc

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 63 - 72)

2.3.2.1. Cộng đồng các dân tộc

Tại thời điểm 1/4/2009, dân số Hà Giang là 724.353 người, chiếm 0,84% số dân cả nước. Tính đến tháng 6 năm 2011, dân số của tỉnh là 749.537 người, với mật độ dân số: 95 người/km2

. Với 22 dân tộc anh em trong đó gần 90% dân cư là thành phần các dân tộc thiểu số, Hà Giang được coi là một trong những vùng có văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú của vùng Đông Bắc.

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang)

Hình 2.2. Cơ cấu dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2011

Hà Giang là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc ít người, đó là kết quả của những cuộc di cư từ những vùng đất khác nhau, vào các thời điểm khác nhau của lịch sử. "Đất lành chim đậu", các dân tộc anh em nơi đây đã sớm hội tụ thành một cộng đồng đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau, một lòng xây dựng quê hương Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh. Mặc dù có nhiều dân tộc nhưng có một số dân tộc khác nhau cùng chung sống ở các khu vực địa lý tương đối gần nhau nên có nét văn hóa giống nhau. Những dân tộc như: Tày, Nùng, Giáy khá đơn giản về màu sắc, hoa văn và kiểu cách y phục. Song cũng có một số dân tộc khác lại phong phú và đa dạng về y phục như: Mông, Dao, Lô Lô... Điều đó phản ánh nét truyền thống và gu thẩm mỹ của từng dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.3. Địa bàn cƣ trú chủ yếu của một số dân tộc theo các huyện ở Hà Giang TT Huyện, thị Dân tộc Bắc Vị Xuyên TX. Giang Quang Bình Bắc Quang Xín Mần Hoàng Su Phì Quản Bạ Yên Minh Mèo Vạc Đồng Văn 1 Mông X X X X X X X X 2 Tày X X X X X X X X X 3 Dao X X X X X X X X 4 Kinh X X X X X X 5 Nùng X X X X X 6 Giáy X X X X X 7 La Chí X X X X 8 Hoa (Hán) X X X 9 Pà Thẻn X X 10 Lô Lô X X 11 Cờ Lao X X X 12 Bố Y X 13 Phu La X X X 14 Pu Péo X X

(Nguồn: Xử lý từ số liệu Tổng Điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 tỉnh Hà Giang) 2.3.2.2. Một số lễ hội truyền thống điển hình

Riêng về lễ hội, Hà Giang đã có tới 17 lễ hội, chủ yếu là lễ hội dân gian, trong đó có những lễ hội mang tính cộng đồng điển hình như: Lễ “Cấp sắc” của người Dao, “Gầu tào” của người Mông, “Nhảy lửa” của người Pà Thẻn, “Lồng tồng” của người Tày, Chợ tình Khâu Vai...Đây không chỉ là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang mà còn là niềm tự hào của cả nước.

a) Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Có thể thấy đây là một phiên chợ rất đặc biệt, gọi là chợ nhưng ở đây không có người mua cũng không có người bán, chỉ có chuyện tình yêu. Trai gái đến đây để trao nhau những lời yêu thương. Già thì gặp bạn tình xưa, trẻ thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tìm người tình mới. Một khung cảnh thật ấm cúng và hạnh phúc. Người đàn ông ngồi thổi đàn môi, khèn bè; phụ nữ bên bếp lửa hát ví hát đối những điệu dân ca. Những người tới với lễ hội mang trên mình những bộ trang phục đủ mầu sắc của người dân tộc Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng… khiến cả phiên chợ như một rừng hoa nhiều mầu.

Đây là phiên chợ đặc biệt, chỉ tổ chức một năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch hằng năm. Chợ tình Khâu Vai là một nét văn hoá thật đẹp, luôn mang lại những điều hấp dẫn cho du khách tới thăm và cùng tham gia.

b) Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa là một lễ hội mang đầy sự huyền bí, hoang sơ. Lễ hội được tổ chức vào hàng năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Trong phần lễ hội, đồng bào sẽ nhảy múa trên than hồng bằng đôi chân trần nhằm trừ ma tà, cầu cho mùa màng tươi tốt, gia súc đầy đàn, con cháu được khoẻ mạnh.

Du khách đến với lễ hội có thể cùng tham gia để cảm nhận được sự huyền bí, hoang sơ và linh thiêng của lễ hội này. Đây cũng được coi là tâm điểm của du khách khi muốn khám phá những nét đẹp trong phong tục của người dân tộc miền núi phía Bắc nói chung.

c) Lễ hội Gầu tào của người Mông

Lễ hội Gầu tào là một lễ hội độc đáo của người dân tộc Mông. Lễ hội phong phú về thành phần tham gia có thể ở một gia chủ, nhiều gia chủ, về nơi tổ chức có thể ở một bản hoặc nhiều bản cùng chung sống tại một khu vực mà gia đình đã lựa chọn mỗi dịp Tết Nu Tra (tết Mông) hằng năm.

Từ mùng 3 đến mùng 5 chọn ngày tốt, giờ tốt, chủ nhà tiến hành khai hội. Dưới chân cây nêu đã được chuẩn bị từ trước là một cây tre to cao. Chủ nhà chỉ nói một vài lời mang tính chất tuyên bố, ngay sau đó hát hội bắt đầu. Nội dung của lời bài hát chủ yếu là ngợi ca, chúc tụng hoặc giao duyên tình cảm. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian và các nội dung sinh hoạt văn hoá:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hát giao duyên, sú giàng (khèn môi), sú kềng (thổi khèn bè), sinh tiền (múa gậy), sú kình (múa khèn). Sau màn múa hát, hằng trăm người toả khắp quả đồi, dưới đồng ruộng cạn, dọc đường đi ... Với các lễ phục sắc mầu rực rỡ, vòng cổ, vòng tay lấp lánh, tiếng gọi cùng tiếng nói râm ran, đặc biệt nhiều loại nhạc cụ nhiều hình thức trên tay, trên vai ... Những màn múa hát này sẽ kéo dài đến hết lễ hội tuỳ theo kế hoạch mà gia chủ đề ra. Các loại hình sinh hoạt văn hoá của dân tộc Mông rất đa dạng và đặc sắc.

d) Lễ cúng thần rừng của dân tộc Pu Péo

Đây là lễ hội có từ lâu đời của dân tộc Pu Péo, tồn tại và phát triển cùng nhiều thế hệ người Pu Péo, là nét sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, gắn với đời sống triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp như: Thần Suối, Thần Sông, Thần Núi, Thần Rừng, Thần Cây ... đã tạo ra sắc thái văn hoá riêng trong đời sống cộng đồng. Buổi lễ diễn ra ở khu rừng cấm - rừng thiêng ở đầu bản. Người Pu Péo luôn hiểu rằng, giữ rừng là giữ nước, cầu thần nước là cầu thần rừng. Bởi vậy, vào ngày tết trai gái ở bản Pu Péo nô nức kéo nhau ra suối gánh nước vàng, nước bạc về nhà cầu may.

Trong thời gian một ngày, với không khí lễ hội tưng bừng, đoàn kết. Phần lễ đã được các nghệ nhân dân gian dân tộc Pu Péo thực hiện nghiêm túc đảm bảo đúng yêu cầu truyền thống của lễ cúng thần rừng. Phần hội được nhân dân tham gia hưởng ứng sôi nổi, tham gia vào những trò chơi dân gian: nhảy cóc, đánh yến, kéo co ... Bên cạnh đó còn có các tiết mục múa hát các làn điệu dân ca, hát đối đáp được các nghệ nhân dân gian trình bày, nội dung các bài hát, điệu múa thể hiện phong phú cuộc sống hằng ngày của người dân tộc Pu Péo.

e) Lễ hội cầu mùa của dân tộc Dao

Hàng năm cứ vào đúng ngày Tỵ tháng Giêng âm lịch, người dân tộc Dao lại chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc mình - lễ hội cầu mùa. Với nghi thức đơn giản nhưng lễ hội cầu mùa mang một ý nghĩ hết sức sâu sắc và thiêng liêng đó là sự mở đầu cho một năm mùa màng bội thu, cầu mong mưa thuận gió

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoà, mong mọi sự bình yên, thi đua bảo vệ rừng, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, loại bỏ những hủ tục lạc hậu.

Bên cạnh lễ hội cầu mùa, đồng bào người dân tộc Dao có một số tín ngưỡng về thần linh, ma quỷ và một số tục lệ thờ cúng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một trong những tục thờ cúng ấy là lễ cấp sắc. Lễ cấp sắc được coi là một nghi lễ không thể thiếu trong vòng đời người dân tộc Dao, được tổ chức vào dịp cuối năm, và đây là lễ hội không thể thiếu dành cho người đàn ông dân tộc Dao. Với người Dao, người đàn ông khi được cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành, được làm nghề cúng bái và được giao tiếp với cõi âm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

g)Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô

Lễ hội cầu mưa của đồng bào Lô Lô mang tín ngưỡng phồn thực khá phổ biến của cư dân nông nghiệp. Đồ tế lễ trong hội cầu mưa phải có rượu, ngô, chó, gà, một thanh kiếm, một bát nước, bốn chén rượu, bốn ống hương bằng tre tượng trưng cho bốn phương trời. Cúng xong, dân bản cùng nhau múa hát xung quanh bàn lễ với những làn điệu dân ca Tế Phua, Tế La, hồ La Tế ... Ngày hội cầu mưa là ngày hội mà nhiều người cùng gặp mặt nói chuyện với nhau: người già gặp nhau nói chuyện nhà, chuyện trồng cấy, chọn rể, chọn dâu. Thanh niên gặp nhau nói chuyên đôi lứa hẹn hò. Đây cũng là dịp tìm người yêu qua câu hát giao duyên, bằng tiếng sáo cờ lé, sáo đôi.

Mọi hình thức sinh hoạt của người Lô Lô trong ngày hội chủ yếu là tập trung cho lễ hội cầu mưa. Đồng bào Dao tâm nguyện, cầu khấn ước ao những hạt mưa rơi xuống tưới cho cánh đồng ngày càng xanh tốt, cầu cho dân bản ngày càng ấm no và hạnh phúc.

h) Chợ phiên vùng cao

Chợ vùng cao phổ biến ở tất cả các huyện của tỉnh Hà Giang với nét văn hóa đặc sắc. Trong đó, chợ vùng cao Đồng Văn là một trong những chợ điển hình. Chợ Đồng Văn thuộc xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đến đây, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng phong cảnh núi rừng trùng điệp ngút tầm mắt và tìm hiểu thêm về lối kiến trúc Việt - Hoa của ngôi chợ cổ Đồng Văn.

Chợ Đồng Văn là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc như: Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dao, Kinh… Chợ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm. Chợ nằm dưới chân núi Đồn Cao, ngay bên cạnh khu phố cổ Đồng Văn. Toàn khu chợ được thiết kế theo lối kiến trúc Việt - Hoa và có sự giao thoa rất tinh tế hợp với phong thủy miền cao nguyên: những dãy cột đá ba bốn người ôm được đục đẽo rất đẹp; khu chợ bề thế, vững chãi giữa lòng chảo thung lũng cao nguyên Đồng Văn như một nét chấm phá đầy ấn tượng.

2.3.2.3. Những ngành nghề thủ công truyền thống

Ngành nghề truyền thống của Hà Giang rất phong phú và đa dạng như: nghề rèn (của người Mông, Dao, Cờ Lao), trồng lanh, kéo sợi, dệt vải của (người Mông, Dao), nghề làm hàng mây, tre đan (của người Mông, Dao, Tày, Nùng, La chí), nghề chạm Bạc của người Dao, nghề làm khèn của người Mông… Từ đây rất nhiều sản phẩm độc đáo được những bàn tay khéo léo tạo thành. Đây vừa là món quà của người vùng cao mộc mạc, giản dị cho du khách vừa là niềm tự hào trong nét văn hóa của con người nơi đây.

a) Nghề dệt vải lanh của dân tộc Mông

Cây lanh là nguyên liệu dệt phổ biến của người Mông. Người Mông có giống lanh địa phương đã sử dụng từ lâu đời và được chính người Mông và các dân tộc khác rất ưa chuộng về tính bền, đẹp, mặc ấm vào mùa đông, mát về mùa hè. Thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng sinh sống nên người Mông ưa dùng lanh hơn và họ sống ở đâu là trồng lanh ở đó. Vì thế, cây lanh trở thành biểu trưng cho cuộc sống tinh thần của họ. Đồng bào Mông vốn có nghề truyền thống dệt vải thổ cẩm, nhà nào cũng có khung dệt vải, các sản phẩm chủ yếu phục vụ gia đình là vải váy áo, khăn, mũ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mô hình hợp tác xã dệt lanh xã Lũng Tám, huyện Quản Bạ là điển hình với các sản phẩm của hợp tác xã là váy áo, khăn, chăn, gối, thảm, ví thổ cẩm, áo nam, túi, sắc, túi điện thoại... Thổ cẩm Lùng Tám với thế mạnh sẵn có của mình và sự khác biệt ở những điểm như: chất liệu của vải lanh, sợi dệt nguyên từ cây lanh, không có hóa chất pha tạp, vải thô, mát, sợi lanh mềm, hoa văn và cách bài trí trên tấm vải thể hiện nhiều hình tượng mang đậm phong cách văn hóa dân tộc Mông. Công nghệ dệt vải là thủ công bằng khung dệt, không có sự can thiệp của máy móc. Đây chính là yếu tố thu hút khách du lịch tìm mua thổ cẩm Lùng Tám.

b) Nghề làm hàng mây tre đan

Đan lát là một nghề thủ công vốn có từ lâu đời của các dân tộc ở Hà Giang. Nghề đan lát của các dân tộc ở Hà Giang đã từng có sự phát triển rất mạnh, với các chủng loại sản phẩm đa dạng về mẫu mã, phong phú về chức năng và cũng mang đặc điểm riêng của từng dân tộc, là những tác phẩm nghệ thuật. Vốn sinh sống trên các địa bàn vùng núi cao nên các dân tộc ở đây sử dụng các nguyên liệu chủ yếu là nứa, giang, vầu, tre gại, trúc, guột hay mây để làm ra các sản phẩm phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm dùng trong vận chuyển: gùi (dân tộc Mông, Dao), quẩy tấu (dân tộc Mông), dậu gánh thóc (dân tộc Tày, Nùng)... hay trong sản phẩn làm đồ đựng: hòm đựng quần áo ( dân tộc La Chí, Dao); bồ đựng lúa, thúng, nong phơi (dân tộc Tày).

Cũng như các nghề thủ công khác ở Hà Giang, thủ công nghiệp trong đời sống các dân tộc chỉ mang tính chất bổ trợ, như việc làm ra các đồ dùng sinh hoạt phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân. Vì vậy, chính quyền Hà Giang cần có kế hoạch khôi phục lại các làng nghề, ngành nghề truyền thống, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các nét tinh hoa văn hóa dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

c) Nghề chạm bạc của người Dao ở Hà Giang

Ở dân tộc Dao, nghề chạm bạc là một tổ hợp những kỹ thuật tinh tế lại hết sức phức tạp. Suốt mấy trăm năm, hàng mỹ nghệ người Dao vẫn luôn được lưu truyền với những thủ pháp kỹ thuật và nghệ thuật tinh xảo nhất. Hàng chạm bạc của người Dao khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các dân tộc khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí mô tuýp hoa văn tinh vi mà cân đối, sử dụng thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Ðặc trưng của sản phẩm mỹ nghệ này là sự điêu luyện tế nhị và hoàn hảo tới mức tối đa. Có thể nói rằng tài năng và tính cẩn trọng của nghệ nhân chạm bạc dân tộc Dao đã đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc của chính người dân và được các dân tộc khác ưa chuộng đặt hàng.

Trong trang phục của thiếu nữ Dao, thường sử dụng khá nhiều đồ trang sức bằng bạc. Mỗi thiếu nữ người Dao khi kết hôn đều được bố mẹ sắm cho 1 bộ trang sức bằng bạc gồm: vòng cổ, xà tích, vòng tai, lắc đeo tay, nhẫn, bộ lùi ton… với trọng lượng có khi đến gần 4 kg. Tất cả các đồ trang sức này đều được chạm, khắc nhiều hoa văn rất đẹp thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Hà Giang đã có từ cách đây hàng trăm năm. Nhưng hiện nay, nghề truyền thống này chỉ còn tồn tại dải

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 63 - 72)