Du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 26)

1.1.2.1. Khái niệm cộng đồng

Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó. Theo Keith và Ary, 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc

hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”.[6]

Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ , là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạ m thời, dài hay ngắn như phong trào quần chúng , công chúng, khán giả, đám đông,... Bên cạnh đó, còn có một cách nhìn nhận khác , coi cộng đồng như một đặc thù chỉ có ở nền văn minh con người , ở đó con người hợp tác với nha u nhờ những lợi ích chung , thường được gọi chung là tính cộng đồng. Cộng đồng tính là thuộc tính hay là quan hệ xã hội có những đặc trưng mà các nhà xã hội học đã cố gắng xác định và cụ thể hóa, chẳng hạn như tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng…

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, có một số yếu tố chính của cộng đồng là địa vực, yếu tố kinh tế hay nghề nghiệp và cuối cùng là yếu tố có tính văn hóa.

- Địa vực: Trong rất nhiều định nghĩa về cộng đồng, yếu tố địa vực được nhắc đến như là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất. Ranh giới được xác lập trong quá trình lịch sử là một cơ sở để ta phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác. Ranh giới hành chính là một cơ sở khác để ta phân biệt nhưng trong thực tiễn giá trị của nó thường không cao do những biến động về tổ chức hành chính Nhà nước và cả ý nghĩa thực của nó trong đời sống cộng đồng. Đường phân chia ranh giới thường lấy một số mốc của tự nhiên như sông, núi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đường sá… cũng có khi là các đường phân ranh vô hình được cộng đồng thỏa thuận và chấp hành trong thực tiễn. Như vậy, ý thức về cương vực là một trong những ý thức sâu sắc và lâu bền của con người trong lịch sử, là hạt nhân tạo nên tâm thức chung của cộng đồng.

- Yếu tố kinh tế (hay nghề nghiệp): yếu tố này có ý nghĩa quan trọng trong sự tồn tại của cộng đồng. Kinh tế không những đảm bảo về vật chất cho cuộc sống của mọi người trong cộng đồng mà còn là đòn bẩy cho sự phát triển xã hội. Chỉ có sự phát triển kinh tế thì mới có sự phát triển xã hội. Các hoạt động kinh tế đóng góp vào sự kết nối cộng đồng, tạo ra sức mạnh và sự thống nhất chung cho cộng đồng.

- Yếu tố văn hóa: Đây là một biểu thị có tính tổng hợp khi nhận biết các cộng đồng, trong đó đặc biệt chú ý đến các khía cạnh như truyền thống - lịch sử, tôn giáo - tín ngưỡng, hệ thống giá trị chuẩn mực, phong tục tập quán… Trong thực tế có 3 đặc điểm cần phải lưu tâm đặc biệt, đó là khía cạnh tộc người, tôn giáo - tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực.

Như vậy, phát triển cộng đồng là một đặc tính của sự phát triển trong xã hội hiện đại, đồng thời là quá trình tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng với sự tiến bộ về mọi mặt của cộng đồng với các giá trị chân, thiện, mỹ.

1.1.2.2. Du lịch cộng đồng

Thuật ngữ DLCĐ xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ những năm 1970 và khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã , lễ hội, cũng có thể là một vài khách muốn khám phá hệ sinh thái đa dạng, địa hình hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lại th ưa thớt dân cư, các điều kiện sinh hoạt đi lại và hỗ trợ rất khó khăn , nhất là đối với khách tham quan. Những lúc như vậy, những khách này rất cần có sự trợ giúp như dẫn đường để tránh lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống đã được người dân bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ , cung cấp các dịch vụ ; lúc đó, khách du lịch thường gọi là chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ , đây là tiền đề cho phát triển loại hình DLCĐ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“DLCĐ là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…). DLCĐ dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. DLCĐ thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian

nhất định”. [27]

Ngày nay, DLCĐ được chính phủ, tổ chức kinh tế , xã hội của các nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp du lịch . Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và sinh thái trong khuôn viên làng bản trở thành những tác nhân tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách và thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan , người dân bản xứ cũng có thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ và phục vụ khách tham quan nên loại hình DLDVCĐ ngày càng được phổ biến và có ý nghĩa không chỉ đối với khách du lịch, chính quyền sở tại mà với cả cộng đồng.

Một số tên gọi thường dùng khi nói đến DLCĐ:

- Du lịch dựa vào cộng đồng (Community - based Tourism)

- Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community - development in tourism)

- Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community - Based Ecotourism)

- Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community - Participation in Tourism)

Do quan niệm về DLCĐ tùy theo góc nhìn, quan điểm nghiên cứu mà DLCĐ có những khái niệm khác nhau : Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đưa ra khái niệm: “DLCĐ là một hình thái du lịch trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế

có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” (Nicole Hausler and

Wolfang Strasdas, Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000). Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý.

DLCĐ là “phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, VH- XH. DLCĐ do cộng đồng sở hữu và quản lý , vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ” (Rest: Respondsible Ecological Social Tours, Thailand, 1997)

Từ việc nghiên cứu các khái niệm về DLCĐ, tiến sĩ Võ Quế đã rút ra khái niệm Phát triển DLCĐ trong cuốn sách của mình: “DLCĐ là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ đ ể phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn TNTN và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch

và bảo tồn tự nhiên”.[12]

Tiến sĩ - Kiến trúc sư Dương Đình Hiển - Viện Nghiên cứu phát triển du lịch phân tích về DLCĐ: "Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của DLCĐ ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn hoá bản địa. Thứ hai là tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo. Để thành công được điều này, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của văn hoá bản địa để phục vụ du khách". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.2.3. Các hình thức du lịch cộng đồng

Dựa trên cơ sở tiêu chí sản phẩm DLCĐ, người ta phân thành các loại hình du lịch: du lịch văn hóa truyền thống, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch làng bản và du lịch làng nghề truyền thống. Ngoài ra, việc thúc đẩy nghệ thuật truyền thống và hàng thủ công địa phương có thể là một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành phần quan trọng trong các dự án DLCĐ và trong các hình thức chủ đạo của ngành du lịch phát huy hết vai trò của cộng đồng.

Các hình thức DLCĐ rất khó để có thể phân loại một cách rõ ràng. Nguyên nhân chính là do các sản phẩm DLCĐ luôn có những mối gắn kết với nhau và không tồn tại độc lập. Ví dụ như một chuyến đi tới các làng bản người dân tộc thiểu số ở vùng miền núi có thể bao gồm cả du lịch văn hóa (khám phá nếp văn hóa sinh hoạt, lễ hội), du lịch sinh thái (thăm quan, khám phá phong cảnh vùng miền núi) và du lịch nông nghiệp - nông thôn (đối với các bản làng làm nghề nông). Tuy nhiên, việc phân loại DLCĐ có ý nghĩa quan trọng nhất định, bởi nó cho thấy được thế mạnh nổi bật hay định hứớng phát triển của DLCĐ từng địa phương.

- Du lịch văn hóa: Là một trong những thành phần quan trọng nhất của

DLCĐ bởi sức hấp dẫn của văn hóa bản địa, lịch sử, khảo cổ học, đó là yếu tố thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Việc cộng đồng tham gia vào các hoạt động xã hội tập trung vào các di sản văn hóa sẽ làm phong phú thêm các lễ hội, buổi biểu diễn văn nghệ dân gian. Điều này giúp bảo tồn, tăng cường kiến thức về văn hóa địa phương không chỉ cho khách du lịch mà còn cho dân cả địa phương. Cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào quá trình quản lí của hình thức du lịch này, dựa trên nguyên tắc bảo tồn hay thậm chí phục sinh lại văn hóa địa phương.

- Du lịch sinh thái: Là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cần được bảo vệ) và kết hợp tìm hiểu bản sắc VH - XH của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.

- Du lịch nông nghiệp - nông thôn: Đây là một hình thức du lịch tại các

khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Hình thức du lịch này đặc biệt hấp dẫn các đối tượng khách du lịch có mong muốn đến những vùng quê yên tĩnh, thích khám phá những hoạt động sản xuất ở nông thôn, những du khách nước ngoài muốn tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán tại mỗi vùng miền. Mặt khác, tham gia hình thức du lịch này, họ cảm nhận được không khí, sự bình yên của thôn quê, điều này mang lại cho họ những cảm giác mới mẻ và thú vị.

- Du lịch làng, bản: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống

thôn bản, và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những ngôi nhà trong làng cùng với một gia đình. Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà.

- Nghệ thuật truyền thống và nghề thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản

xuất thủ công mỹ nghệ ở địa phương có một lịch sử lâu dài. Nó không phải là một hình thức độc lập của du lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành nghề thủ công mỹ nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ mà còn giúp người dân địa phương tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú, độc đáo của họ.

1.1.2.4. Nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Các loại hình DLCĐ thực chất là các loại hình phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường cũng như sự phát triển của cộng đồng - chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ các hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

này là hướng vào cộng đồng. Vì thế, khi phát triển DLCĐ cần thực hiện các nguyên tắc sau:

- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.

- Phù hợp với khả năng của cộng đồng, bao gồm khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng. Các điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực của cộng đồng để đáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch.

- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng. Theo nguyên tắc này cộng đồng phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch, nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khỏe, giáo dục…

- Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với TNTN và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững. Nguyên tắc này cho thấy DLCĐ là một phương thức, là một quá trình tương tác giữa chủ (người tạo ra sản phẩm du lịch) và khách (người sử dụng sản phẩm du lịch), mối quan hệ này mang hàm ý tham gia cho cả hai bên; tạo ra được các lợi ích kinh tế và bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương. DLCĐ nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển bền vững, dài hạn, nó khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và cần có cơ chế tạo ra các cơ hội trong cộng đồng.

Nguyên tắc thể hiện DLCĐ là một cách tiếp cận làm cho văn hóa, thiên nhiên bền vững, cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hóa, xã hội, môi

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 26)