Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch và du lịch cộng đồng ở

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 117 - 123)

4.2.2.1. Khách du lịch

Giai đoạn 2011-2015 thu hút 1,87 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 339 nghìn khách quốc tế. Giai đoạn 2016-2020 thu hút 3,0 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 650 nghìn khách quốc tế. Giai đoạn 2021-2030 thu hút 5,0 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1,5 triệu khách quốc tế.

Bảng 4.1. Dự báo phát triển khách du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 (Đơn vị: nghìn lượt khách)

Chỉ tiêu Giai đoạn

2011- 2015 2016- 2020 2021- 2030

Tổng số khách 1.878 3.000 5.000

Khách quốc tế 339 650 1.500

Khách nội địa 1.539 2.350 3.500

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các thị trường mục tiêu của Hà Giang chủ yếu vẫn được xác định trên cơ sở các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, Hà Giang sẽ nâng cao chất lượng đầu tư vào DLCĐ để tập trung, thu hút các thị trường có mức chi trả cao như: thị trường Trung Quốc, các nước Châu Âu (Anh, Pháp, Đức…).

4.2.2.2. Cơ sở lưu trú

Phát triển cơ sở lưu trú cao cấp: qui hoạch xây dựng từ 3 - 4 khách sạn quy mô tương đối lớn từ 3 đến 4 sao (trong đó 1 - 2 khách sạn tại cửa khẩu Thanh Thủy, 2 - 3 khách sạn tại thành phố Hà Giang, 1- 2 khách sạn tại huyện Đồng Văn). Khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở lưu trú du lịch có qui mô vừa tại trung tâm các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch: huyện Quản Bạ, Bắc Mê, Xín Mần, Bắc Quang, Hoàng Su Phì.

Xây dựng các LVHDLCĐ đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách để kéo dãn, giảm tải bớt cho các nhà nghỉ, khách sạn trong ngày đông khách.

Bảng 4.2. Dự báo làng văn hóa du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 (Đơn vị: Làng)

STT Các địa phương Giai đoạn

2011- 2015 2016- 2020 2021- 2030 1 Thành phố Hà Giang 4 8 12 2 Huyện Bắc Mê 3 6 9 3 Huyện Vị Xuyên 4 8 12 4 Huyện Bắc Quang 4 8 12 5 Huyện Quang Bình 3 6 9 6 Huyện Xín Mần 4 8 12 7 Huyện Hoàng Su Phì 3 6 10 8 Huyện Đồng Văn 7 12 17

9 Huyện Yên Minh 4 8 12

10 Huyện Mèo Vạc 5 10 15

11 Huyện Quản Bạ 4 8 12

Tổng cộng 45 88 120

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.2.2.3. Nguồn lao động trong ngành du lịch

Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động theo từng giai đoạn, để đến năm 2030 đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, lực lượng lao động tại hệ thống lưu trú và nhà hàng, lao động tại các LVHDLCĐ có trình độ, chuyên môn nhất định trong quản lý, khai thác và phục vụ.

Khác với các sản phẩm du lịch khác, DLCĐ khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và sử dụng chính lực lượng lao động địa phương ấy. Đây được xem là một ưu điểm của hoạt động DLCĐ nhằm giúp cho hoạt động du lịch phát triển và mạnh hơn so với các sản phẩm du lịch khác. Tuy nhiên vấn đề về trình độ, nghiệp vụ của nguồn nhân lực này luôn được đặt ra và cần có lời giải đáp. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm DLCĐ. Vì vậy để sản phẩm DLCĐ có chất lượng cao thì cần có các chương trình đào tạo toàn diện đội ngũ nhân viên.

4.2.2.4. Vốn đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư hỗ trợ xây dựng các LVHDLCĐ, phát triển dịch vụ lưu trú và ăn nghỉ trong dân hoàn chỉnh để thu hút khách du lịch. Tổng số tiền hỗ trợ đầu tư xây dựng LVHDLCĐ trên địa bàn toàn tỉnh: Giai đoạn 2010 - 2020: 400.000.000 đồng/làng x 88 làng = 35.200.000.000 đồng. Đến năm 2030: 400.000.000 đồng/làng x 120 làng = 48.000.000.000 đồng. Số tiền hỗ trợ có thể thay đổi theo từng năm tính theo tỷ lệ trượt giá cụ thể.

4.2.2.5. Phát triển sản phẩm du lịch

Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Giang: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, DLCĐ, du lịch tâm linh, du lịch lịch sử văn hóa. Xác định và xây dựng các loại hình du lịch trong tuyến để tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Đối với các sản phẩm du lịch sinh thái, cùng với việc tập trung vào các giá trị tài nguyên sẵn có thì cần có những định hướng, chính sách phát triển đồng bộ và bền vững. Với những sản phẩm du lịch văn hoá - lịch sử tâm linh thì tập trung đầu tư, phục hồi tu bổ và tôn tạo để bảo tồn phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với DLCĐ cần có quy hoạch đầu tư tập trung, tìm ra những làng DLCĐ thật sự đặc trưng đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi của du khách tránh việc đầu tư dàn trải, chạy theo chỉ tiêu về số lượng. Bên cạnh đó, căn cứ vào nguồn tài nguyên sẵn có và điều kiện khai thác để lựa chọn, áp dụng xây dựng các sản phẩm du lịch cụ thể, xác định sản phẩm chính để tập trung đầu tư và sản phẩm phụ làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của làng.

4.2.2.6. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Hà Giang được xây dựng trên vị trí địa lý, mối quan hệ với thị trường tiềm năng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, hệ thống giao thông, các đặc điểm về tài nguyên du lịch như: mật độ di tích, danh lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí, các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, khả năng nối các chương trình… để có thể tập trung đầu tư phát triển.

a) Định hướng phát triển các cụm du lịch

Từ đặc điểm địa hình của Hà Giang chia làm ba tiểu vùng: vùng cao phía Bắc, vùng cao phía Tây và vùng thấp. Địa hình này dẫn đến ba vùng sinh thái khác nhau, từ đó dẫn tới các đặc điểm về sinh hoạt văn hóa, thiên nhiên và tài nguyên du lịch khác nhau. Bởi vậy, tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Hà Giang cũng chia làm ba vùng lớn.

* Cụm du lịch trung tâm: nằm trong tiểu vùng thấp, trung tâm là thành phố Hà Giang với bán kính 20km kéo dài từ huyện Vị Xuyên qua thành phố Hà Giang đến cửa khẩu Thanh Thủy. Đây là khu vực tập trung các điểm du lịch với mật độ dày đặc. Có ảnh hưởng đến vùng này là huyện Bắc Mê (vì Bắc Mê là điểm nối giữa vùng trung tâm Hà Giang với các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Cạn mà quan trọng là hồ Na Hang và hồ Ba Bể).

Cụm trung tâm này khá phong phú về hình thức du lịch như: - Di tích lịch sử văn hóa: Chùa Sùng Khánh, Chùa Bình Lâm…

- Di tích lịch sử cách mạng: Kỳ Đài (nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Hà Giang).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Di tích khảo cổ: Di chỉ Đồi Thông, Di chỉ Lò Gạch, Tùng Bá (Vị Xuyên). - Du lịch vui chơi, giải trí: công viên nước Hà Phương, Thạch Lâm Viên,… - Du lịch sinh thái: Khu núi Cấm – Suối Tiên, động Phương Thiện, khu du lịch hồ Noong, Các khu du lịch sinh thái gắn liền với thủy điện như thủy điện Nậm Mu…

- Du lịch nghỉ dưỡng: suối nước nóng Thanh Hà huyện Vị Xuyên. - Du lich cộng đồng: làng văn hóa người Tày, làng văn hóa người Dao. - Du lịch thể thao mạo hiểm: song Lô Hà Giang, hang động huyện Vị Xuyên,…

- Du lịch văn hóa ẩm thực.

* Cụm du lịch Đồng Văn: là vùng núi cao phía Bắc bao gồm các cao nguyên Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc. Trung tâm của vùng là Quản Bạ. Đây là khu vực cao nguyên đá có độ cao từ 1500 - 2000m với các di tích tiêu biểu đã được nhà nước và quốc tế xếp hạng. Các hình thức du lịch ở đây vô cùng hấp dẫn và độc đáo:

- Du lịch sinh thái: danh thắng Mã Pì Lèng, cổng trời Sà Phìn, du lịch sinh thái gắn với thủy điện Séo Hồ.

- Du lịch cộng đồng: làng người Mông, Dao, Giáy, Lô Lô…, các lễ hội, phong tục tập quán, chợ tình Khâu Vai, chợ tình Sơn Vĩ,…

- Du lịch nghỉ dưỡng: thị trấn Quản Bạ. - Du lịch thể thao mạo hiểm: sông Nho Quế. - Du lịch cửa khẩu: Phó Bảng.

- Du lịch văn hóa, lịch sử: Cột cờ Lũng Cú, Nhà Vương Chí Sình. - Di chỉ khảo cổ Hang Phó Bảng.

* Cụm du lịch Bắc Quang: là vùng núi phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Xín Mần, Quang Bình. Trung tâm của vùng là thị trấn Việt Quang huyện Bắc Quang. Vùng cũng gồm nhiều hình thức du lịch:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Du lịch sinh thái: hồ Quang Minh (Bắc Quang), thác Thúy (Bắc Quang), đèo Gió (Xín Mần), cổng trời Một, cổng trời Hai (Hoàng Su Phì).

- Du lịch văn hóa lịch sử: ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

- Du lịch cộng đồng: làng văn hóa dân tộc Pà Thẻn (Quang Bình), làng dân tộc Tày (Bắc Quang), dân tộc Dao (Hoàng Su Phì).

- Du lịch thể thao mạo hiểm: các đỉnh núi cao của Tây Côn Lĩnh. b) Định hướng phát triển các tuyến du lịch

Trên cơ sở các cụm du lịch trên đã hình thành các tuyến du lịch cụ thể: * Tuyến nội tỉnh:

- Thành phố Hà Giang - Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn- Mèo Vạc. - Thành phố Hà Giang- Vị Xuyên- Bắc Quang - Quang Bình.

- Thành phố Hà Giang- Bắc Mê.

- Thành phố Hà Giang- Vị Xuyên- Hoàng Su Phì- Xín Mần. * Tuyến ngoại tỉnh:

- Thành phố Hà Giang- Bắc Mê- Tuyên Quang- Bắc Kạn. - Thành phố Hà Giang - Quang Bình- Lào Cai.

- Thành phố Hà Giang - Quang Bình - Yên Bái.

- Tuyến du lịch liên tỉnh 6 tỉnh phía Bắc nối các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn.

- Một số tour du lịch khác đi đến các địa danh, khu du lịch ở ba miền: Bắc, Trung, Nam.

* Tuyến du lịch quốc tế với Trung Quốc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hà Giang - Ma Li Po (Châu Vân Sơn - Vân Nam) - Hà Giang - Châu Vân Sơn ( Vân Nam)

- Hà Giang - Châu Vân Sơn - Thạch Lâm - Côn Minh

- Hà Giang – cửa khẩu tiểu ngạch như: Phó Bảng (Đồng Văn), Cam Pun (Mèo Vạc) sang một số huyện của Trung Quốc ở phía Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, dựa trên việc quy hoạch phát triển các điểm, tuyến, cụm du lịch cho phép Hà Giang tận dụng một cách triệt để nguồn TNTN, nhân văn để phát triển DLCĐ. Tức là các LVHDLCĐ được xây dựng và phát triển dựa trên các tuyến du lịch chính của tỉnh.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 117 - 123)